Các nhà nghiên cứu đã vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy một sinh vật lạ có kích thước chỉ bằng con gián có sức mạnh vô song "không thể phá hủy".
Đó chính là bọ cánh cứng Ironclad Beetles, thuộc phân họ Zopherinae có khả năng chống nghiền nát đáng nể.
Bộ xương của con bọ này tối màu, gập ghềnh trông hơi giống một tảng đá bị cháy. Chúng là sinh vật tiến hóa đáng nể có thể bay. Nhưng Ironclad Beetles không có cánh và chung dựa vào bộ xương ngoài của mình để giữ an toàn.
Điều đặc biệt, đôi cánh của chúng được bao bọc bên trong elytra, một lớp vỏ cứng có tác dụng bảo vệ chắc hơn vỏ máy bay giúp chúng bảo toàn tính mạng khỏi những kẻ săn mồi.
David Kisailus, giáo sư khoa học và kỹ thuật vật liệu tại đại học California tại Irvine, cũng là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Bộ xương ngoài của nó cứng đến nỗi chúng thậm chí còn gây ra một số vấn đề cho các nhà côn trùng học trong việc ghim các kim sắt vào tiêu bản để trưng bày".
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra bộ xương ngoài của nó có thể chịu được lực khoảng 150 Newton - gấp 39.000 lần trọng lượng cơ thể của nó. Con số này cao gấp đôi so với khả năng của ba loài bộ cánh cứng nổi bật khác.
Các lưỡi của bộ xương ngoài tự khóa vào nhau giống như các mảnh ghép của trò chơi ghép hình, giúp chúng không bị kéo ra khỏi vị trí dưới một lực lớn giúp nó tránh được việc bị gãy xương cổ và gây tử vong.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng khám phá mới của mình sẽ có ích trong việc áp dụng các cải tiến đối với tuabin khí của máy bay, nơi kim loại và vật liệu composite cần được kết hợp bằng cách sử dụng các chốt cơ học để tránh gây đứt gãy và chịu được áp lực cao theo thời gian.
Các kỹ sư cũng đã thử tạo ra một dây buộc bằng vật liệu tổng hợp và sợi carbon dựa trên cấu trúc khung ngoài của con bọ cánh cứng. Khi thực hiện các thử nghiệm tải, nó cho thấy độ chắc chắn và cứng hơn đáng kể so với loại dây buộc được sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ hiện nay.
Giáo sư Pablo Zavattieri nhấn mạnh: "Đó là những gì thiên nhiên đã cho phép loài bọ cánh cứng ma quỷ này làm được".
Nguyên Anh (Nguồn Live Science)