Sinh vật ngoài hành tinh "chết cạn" trên đất liền

Sinh vật ngoài hành tinh "chết cạn" trên đất liền

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 3, 12/05/2020 20:30

Chết khô tại bở biển, dáng vẻ của sinh vật ngoài hành tinh ghê rợn khiến những người yếu vía ngất tại chỗ.

Clip sinh vật ngoài hành tinh "chết cạn" trên đất liền:

Clip sinh vật ngoài hành tinh chết cạn trên đất liền:

Một vật thể giống sinh vật ngoài hành tinh đã được phát hiện tại bãi biển ở New Zealand bởi một người đi biển, làm dấy lên cuộc tranh luận về nguồn gốc và tên gọi.

Sinh vật này xuất hiện với một số đốm màu tím được sắp xếp theo một vòng tròn, có màu hồng phần, xung quanh lộ rõ các tua trong suốt chứa độc tố, chúng bao quanh bởi một vòng trông như thạch màu trắng, có hình mặt trời, ở giữa sinh vật lạ là những mảng nước có thể phát nổ.

Cộng đồng mạng - Sinh vật ngoài hành tinh 'chết cạn' trên đất liền

Cận cảnh sinh vật lạ "bùi nhùi" khiến người dân hoảng sợ.

Viện nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia của New Zealand vào cuộc, sau ít hôm, họ đã đưa ra kết luận rằng sinh vật kỳ lạ này là loài sứa bờm sư tử - loài sứa nổi tiếng nhất thế giới sống ở vùng biển lạnh sống ở độ sâu cách bề mặt khoảng 20m.

Cộng đồng mạng - Sinh vật ngoài hành tinh 'chết cạn' trên đất liền (Hình 2).

Khi dưới nước, những xúc tu của con sứa này có thể dài từ 30m trở lên - dài hơn một con cá voi xanh.

Sứa bờm sư tử sử dụng các xúc tu để tiêm chất độc vào con mồi và gây cho nạn nhân nỗi đau đớn nhưng không gây chết người.  

Sứa bờm sư tử có thể ăn mọi thứ từ cá nhỏ cho tới "xơi tái" cả loài sứa trăng Aurelia aurita.

Chúng phàm ăn và đó là lý do tại sao cơ thể nó to lớn đến như thế. Đôi khi trong "dạ dày trôi nổi" của sứa bờm sư tử chứa cùng một lúc từ 5 đến 6 con sứa trăng đang cựa quậy trong tuyệt vọng.

Minh Anh (Nguồn National Graphic)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.