Có tên khoa học là Tardigrades, Gấu nước là loài sinh vật nhỏ bé, bơi trong nước, có 8 chân được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1773 bởi nhà sinh vật học người Đức Johann August Ephraim Goeze. Sở dĩ Tardigrades có tên là Gấu nước bởi cách di chuyển của chúng làm người ta nhớ tới dáng đi của loài gấu. Gấu nước trưởng thành có thể dài 1,5mm, con nhỏ chỉ dài khoảng 0,1mm.
Gấu nước được mệnh danh là "sinh vật sống dai nhất trên Trái đất"
Gấu nước là sinh vật nhỏ bé, con trưởng thành chỉ dài 1,5mm
Trên thế giới có hơn 900 loài Gấu nước, chúng có mặt ở mọi nơi từ ngọn núi cao nhất như đỉnh Himaylayas - cao 6000 m cho tới đáy biển sâu nhất - dưới 4000m. Gấu nước có địa bàn sinh sống rộng lớn như vậy là bởi chúng là có thể sống ở những điều kiện khắc nghiệt không tưởng.
Được mệnh danh là "sinh vật sống dai nhất trên Trái đất", Gấu nước vẫn “bình an vô sự” trong môi trường áp suất lớn hơn 6.000 lần so với áp suất trong bầu khí quyển, “vững vàng” trước các tia X-quang và hồi sinh sau khi bị đông lạnh đến -457 độ C hoặc bị đun nóng ở nhiệt độ 357 độ C.
Con Gấu nước này sinh sống ở núi Roan, bang Tennessee, Hoa Kỳ
Thậm chí, Gấu nước có thể sống đến 10 năm trong điều kiện không có nước. Ngay cả môi trường chân không trong vũ trụ, các tia phóng xạ vũ trụ cũng như những tia bức xạ Mặt trời với cường độ mạnh hơn 1.000 lần so với tia bức xạ trên Trái đất cũng không thể gây tổn hại cho Gấu nước. Nhờ đó, Gấu nước trở thành sinh vật đầu tiên sống sót trong môi trường vũ trụ mà không cần có thiết bị bảo vệ.
Gấu nước ăn tế bào thực vật và động vật
Gấu nước có nhiều hình dạng
Gấu nước thường được tìm thấy trong những đám rong rêu
Trên thế giới có hơn 900 loài Gấu nước