Theo đó, những phần mềm chạy ẩn này được tạo ra để theo dõi thói quen xem TV của người dùng, và lấy đó làm dữ liệu để hiển thị quảng cáo. Công ty phát triển phần mềm ẩn này tên là Alphonso, và vì nó bị ẩn rất kín nên người dùng khó phát hiện ra trừ khi ấn nút Read More (đọc thêm) trên danh sách quyền truy cập tài nguyên của máy thì mới thấy.
Chẳng hạn với game Endless 9*9 Puzzle nó sẽ đòi quyền truy cập địa điểm và microphone của bạn mà không cần nêu rõ lí do. Công ty Alphonso giải thích, họ truy cập để biết được “chi tiết xem TV” của người dùng, sau đó cho hiển thị những quảng cáo được cho là phù hợp với người dùng đó. Tuy nhiên, tính năng này chỉ được bật khi người dùng đã vào phần Cài đặt của game mà thôi.
Năm 2016, rất nhiều nhà phát triển đã bị Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) cảnh báo vì sử dụng phần mềm tương tự có tên là SilverPush. Khi đó, FTC yêu cầu các nhà phát triển phải thông báo cho người dùng về việc thông tin của họ được thu thập và tại sao cần theo dõi hành vi của người dùng như vậy.
App Store và Google Store cũng tăng độ kiểm soát các sản phẩm từ các nhà phát triển ứng dụng trước khi đưa lên kho của mình. Cả App Store và Google Store đều yêu cầu các ứng dụng phải đưa ra thông báo cần truy cập microphone và các công cụ khác của điện thoại để người dùng cấp quyền.
Dù vậy, có một số ứng dụng không cần người dùng cấp quyền vẫn hoạt động được. Trong số 250 game vừa được phát hiện, có những game dù người dùng đã tắt đi quyền truy cập microphone nhưng tính năng theo dõi của nó vẫn hoạt động.
Smartphone đem lại sự tiện dụng cho cuộc sống con người nhưng từ lâu, cũng đặt ra vấn đề về đảm bảo quyền riêng tư của người dùng. Đa phần người dùng không hiểu sâu về công nghệ nên việc các nhà phát triển ứng dụng hoặc hacker theo dõi họ qua các ứng dụng trên App Store hay Google Store là thực trạng chưa được giải quyết bấy lâu nay.