Từ sáng sớm, cô Nguyễn Thị Yến, trú tại 74 phố Thụy Khuê (Tây Hồ) đã phải chuẩn bị đi chợ để chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 tại nhà để dâng lên gia tiên.
Theo lời người phụ nữ gốc Hà Nội này thì “Sau Tết Nguyên Đán, Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng thứ hai của người Việt”.
Theo quan niệm truyền thống, Rằm tháng 7 có hai ý nghĩa, một là ngày lễ Vu Lan báo hiếu theo đạo Phật và hai là ngày lễ xóa tội vong nhân theo ý nghĩa của dân gian.
Bà nội trợ này cũng cho biết, cuộc sống vật chất càng ngày càng được cải thiện làm cho đời sống tâm linh cũng có phần biến tấu để hợp với cuộc sống hiện đại.
“Ngày xưa, cứ đến ngày này là là họp hành đông lắm, con cháu tụ họp ăn cỗ cúng Rằm, lũ trẻ con thì ăn bỏng ngô, khoai luộc với, củ từ, củ sắn,… thích lắm. Còn bây giờ, nhà cô chỉ cúng để mọi người trong gia đình ăn cỗ thôi”, cô Yến nói.
Từ sáng sớm, cô Yến đã phải chuẩn bị tươm tất những món ăn để làm lễ Rằm tháng 7
Cho dù công việc khá vất vả những một năm chỉ có một lần.
Những món ăn tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình
Trong mâm cỗ ngày Rằm tháng 7, để cúng người ta hay thắp hương, đèn (hoặc nến). Các món đem cúng thường luôn có hương, hoa, đèn, gạo, muối, nước lã là những đồ cúng thô hầu như luôn có, kèm theo là các món ăn, tráng miệng,…
Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. Một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng. Người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.