Ảnh minh họa: Lệ Hoa.
Câu trả lời thật đơn giản, tất nhiên là người có liên quan đến việc bấm, gõ các phím chữ để chuyển tải thông tin; bao gồm ban bố, ban hành bằng văn bản ra xã hội (tích cực) hoặc thóa mạ, bịa đặt phát tán lên mạng Internet (tiêu cực) v.v… Cho dù hành động với mục đích gì mà hệ quả tạo sốc dư luận thì chủ thể được gọi bằng… anh hùng bàn phím.
Mỗi khi nhắc đến anh hùng bàn phím, người ta thường nghĩ ngay rằng đó là những kẻ ẩn núp sau bàn phím máy tính để hóa thân “hổ báo” thể hiện cái TÔI. Điều này tuy không sai nhưng chưa đủ.
Vì khách quan so sánh tổng thể thì hành vi dùng lời lẽ buông tuồng “trịch thượng” của các anh hùng ẩn núp chỉ ở tầm “vi mô”, chủ đích thỏa mãn cá tính trong phạm vi hạn hẹp.
Ấy là chưa kể đến những anh hùng… không núp vẫn đang ngày đêm phơi phới diễn tròn vai. Như có anh làm nghề bơm vá xe đạp cứ loẹt lòe “nổ” mình là… kỹ sư cơ khí; chị bán chuối chiên lại khoe mẽ mần bếp trưởng nhà hàng; chàng “rảnh hơi” thì xưng… thánh thơ, nhiệt tình múa mép chỉ dạy thi ca “cách tân” trên facebook cho các bóng hồng mỡ màng như múi mít, mặc dù cộng đồng luôn hoài nghi: Trình độ biết có cao thâm/ Cũng đặt bày biên biên khảo khảo! ...
Chuyện anh hùng bàn phím “kêu mưa, gọi gió” trên facebook e nói hoài không hết. Song, suy cho cùng vẫn chưa thấy có “danh tài” nào đạt thành tích gây sốc dư luận ở tầm “vĩ mô” như những trường hợp cụ thể vừa xảy ra gần đây:
1/ Dư luận hoang mang
Vào ngày 02/8, đùng một cái, Công an huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) đã gửi thông báo số 487 đến các xã và trường học trên địa bàn, rằng “… tỉnh Hà Giang trong 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 16 vụ/16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng (gan, thận, tim, mắt…).
Thông báo do Thượng tá Trịnh Minh Phú -