Kỳ phùng địch thủ
“Kền kền chiến đấu” F-16 của hãng Lockheed Martin, còn được biết đến với cái tên Viper, đã và đang làm trụ cột của Mỹ và các đồng minh trong hàng thập kỷ qua.
Sau nhiều năm, chiến đấu cơ này được phát triển từ một vũ khí hạng nhẹ tầm thấp thành một chiếc máy bay chiến đấu đa nhiệm, sử dụng trong hàng loạt nhiệm vụ như áp chế hệ thống phòng thủ của địch, hoặc chiếm ưu thế trên không.
Được đưa vào hoạt động từ những năm 1980, chiếc Viper vẫn sẽ tiếp tục được nâng cấp để phục vụ trong Không quân Mỹ và các quân đội khác trong hàng thập kỷ tới.
Tuy nhiên, những đối thủ đáng gờm của chiếc F-16 đang dần xuất hiện, ví dụ như chiếc Sukhoi Su-35, kẻ vượt xa Viper xét về nhiều khía cạnh.
Chiếc Su-35 không phải là phiên bản phổ biến nhất của dòng máy bay tiêm kích Flanker, nhưng nó là phiên bản tối tân nhất được lắp ráp trong thời điểm hiện tại.
Dưới sự điều khiển của một phi công lão luyện và đội ngũ hỗ trợ mặt đất hiệu quả, cũng như Hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm (AWACS), chiếc Su-35 là đối thủ cực kỳ đáng gờm với máy bay chiến đấu của phương Tây kể cả chiếc F-22 Raptor.
Đây cũng là một khắc chế hiệu quả cho chiếc F-35, nếu những phi công tận dụng tốt khả năng tàng hình, cảm biến và liên lạc. Sự khác biệt nằm ở chiến thuật và huấn luyện.
Vậy “ông lớn” F-16 làm được gì? Chiếc Viper chưa được nâng cấp hệ thống quét radar điện từ (AESA) như chiếc F-15C và không thể phóng loại tên lửa AIM-120 từ vận tốc và độ cao mà nó có thể đạt được.
Thậm chí hầu hết những chiếc F-16 đang trong sử dụng không được lắp đặt hệ thống AESA. Máy bay F-16E và F-16F của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có lắp đặt hệ thống APG-80 AESA tối tân, nhưng quy mô hạm đội bay của họ rất hạn chế.
Máy bay F-16 của Không quân Mỹ hiện tại không tương thích với AESA, do đó gặp bất lợi nghiêm trọng khi đối đầu với Su-35 hay những loại chiến đấu cơ tiêm kích Flanker khác.
Không quân Mỹ rất chú trọng vấn đề trên. Lực lượng này có ý định tăng cường thêm khoảng 300 máy bay F-16 với một nâng cấp mang tên “Căn phòng chiến đấu trên không hạng sang” (CAPES), nhưng chương trình này bị hủy bỏ do việc cắt giảm ngân sách.
Mặt khác, họ hiểu rằng tốt hơn hết nên nhanh chóng tăng cường hạm đội bay F-16 với hệ thống radar mới.
Đầu năm nay, lực lượng Phòng không Quốc gia Mỹ đã kêu gọi lắp đặt AESA trên những chiếc F-16 đang thực hiện nhiệm vụ phòng thủ.
Radar là cần thiết trong việc theo dõi tên lửa hành trình và các mục tiêu nhỏ, khó phát hiện khác. Lực lượng Không quân thường trực cũng nhận ra vấn đề này và đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin về một chiếc radar mới cho hạm đội F-16 hồi tháng Ba. Cũng trong tháng đó, Tướng Mark Welsh của lực lượng Không quân Hoa Kỳ tuyên bố với Ủy ban Vũ trang Hạ viện: "Chúng tôi cần xây dựng một kế hoạch nâng cấp AESA cho toàn bộ đội bay".
Không quân Hoa Kỳ không sử dụng máy bay F-16 chủ yếu như một chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không, nhiệm vụ không đối không là thứ yếu, AESA là cần thiết để chiếc F-16 có uy lực hơn.
Với AESA, chiến đấu cơ này có thể tham chiến với chiếc Su-35 ở tầm xa hơn, tuy nhiên đây vẫn là một thách thức.
Tài nghệ phi công quyết định cuộc chơi
Ở tầm thấp, kỹ năng của phi công và hiệu suất của hệ thống tên lửa trong máy bay quyết định cuộc chơi.
Sự ra đời của các tên lửa như R-73 và AIM-9X đã biến các cuộc đụng độ tầm gần thành những vụ hủy diệt song phương.
Việc cả hai bên cùng tiêu diệt nhau khá phổ biến trong các mô phỏng diễn tập. Dù Su-35 có lợi thế khi hoạt động ở vận tốc thấp, đây không phải vấn đề quá khó khăn cho những phi công F-16 lão luyện, những người biết cách khai thác triệt để chiến đấu cơ của mình.
Tóm lại, chiếc Su-35 và các loại máy bay tiêm kích Flanker tân tiến khác là những chiến đấu cơ rất dũng mãnh.
Hạm đội bay thế hệ thứ 4 của Lầu Năm Góc không còn được hưởng những tiến bộ khoa học công nghệ như họ đã từng trong quá khứ. Mỹ nên đầu tư vào những máy bay chiến đấu thế hệ mới để thay thế phi đội cũ càng sớm càng tốt.
Xem thêm: 3 chiến thắng thay đổi cục diện chiến trường Syria của TT Putin
Nguyễn Văn Linh