Sự đồng lòng của Trump và Putin chưa đủ vực dậy quan hệ Nga-Mỹ

Sự đồng lòng của Trump và Putin chưa đủ vực dậy quan hệ Nga-Mỹ

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 02/02/2017 14:29

Dù đích thân hai nhà lãnh đạo đều thể hiện sự xích lại gần nhau nhưng rào cản lớn nhất mà họ cần bước qua đó là nhận được sự ủng hộ đa số của giới chính trị trong nước.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc nói chuyện chính thức đầu tiên vào cuối tuần trước trong một cuộc điện đàm kéo dài gần một tiếng đồng hồ. Hai nhà lãnh đạo đã cùng trao đổi quan điểm về tương lai của mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Nga vốn có nhiều sóng gió thời gian qua.

Tiêu điểm - Sự đồng lòng của Trump và Putin chưa đủ vực dậy quan hệ Nga-Mỹ

Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ sẽ phải phá tan sự hoài nghi của giới chính trị trong nước trước khi nghĩ đến việc bình thường hóa quan hệ.

Cây bút Nikolas K. Gvosdev của tờ National Interest (Mỹ) cho rằng, bất chấp những lời cảnh báo gây hoang mang trước đó nói tổng thống mới của Mỹ sẵn sàng có những nhượng bộ đơn phương với Điện Kremlin, cuộc điện đàm cho thấy chính quyền của ông Trump đã thể hiện một thái độ cẩn khá trọng.

Dựa trên các thông tin chính thức được cung cấp sau đó bởi hai nhà nước, Tổng thống Trump và ông Putin đã có với nhau một cuộc nói chuyện thẳng thắn và dễ chịu. Không có thỏa thuận ràng buộc nào được thực hiện, nhưng về cơ bản các nền tảng chung đã được xây dựng để hai nước bắt đầu quá trình củng cố trong tương lai gần. Tuy nhiên, sự khởi đầu này báo không hiệu một đường đi dễ dàng cho cả hai.

Theo đó, dù đích thân hai nhà lãnh đạo đều thể hiện sự xích lại gần nhau nhưng rào cản lớn nhất mà họ cần bước qua đó là nhận được sự ủng hộ đa số của giới chính trị trong nước.

Mối quan hệ thân thiện và ấm áp Putin-Trump mà giới truyền thông mong đợi có thể không trở thành sự thật nếu Tổng thống Trump không thể thuyết phục cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ rằng cách tiếp cận của ông có thể mang lại lợi ích cho Washington. Ngược lại, Tổng thống Putin một khi chuyển hướng chính sách đối ngoại của Nga đồng điệu với Mỹ, ông cũng phải bảo vệ quan điểm của mình trước giới tinh hoa chính trị nước này.

Trong vài tuần qua, bất cứ khi nào câu hỏi về cách thức mà chính quyền Trump dùng để cải thiện quan hệ Mỹ-Nga được đưa ra, đã có rất nhiều ý kiến khó chịu phản đối điều này.

Cộng với sự đồng thuận của cả hai đảng trong Quốc hội đều xem Nga như một mối đe dọa và Tổng thống Putin như một "kẻ thù không đáng tin cậy", điều ông Trump đang thiếu đó là không có bất kỳ nhóm lợi ích lớn nào hứng thú với việc giúp ông vận động để cải thiện quan hệ Nga-Mỹ.

Trước khi cuộc điện đàm chính thức diễn ra, các lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng hòa thêm một lần cảnh báo Tổng thống không được dỡ bỏ hoặc sửa đổi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Nga trong thời điểm hiện tại, cũng như mang các quy định trong Hiến pháp ra để hạn chế quyền tự do hành động của ông Trump mỗi khi nói đến các vấn đề của Nga.

Ở phía còn lại, giới truyền thông từng cho rằng, thái độ thân thiện của ông Trump cùng sự đồng thuận từ Tổng thống Putin là điều kiện đủ cho Nga lấy lại vị thế của mình sau quãng thời gian suy thoái. 

Các giả định đưa ra trước đó đều nói Nga đang tuyệt vọng trước những khao khát muốn cải thiện quan hệ với Washington, và rằng ông Putin có quyền tự do gần như không giới hạn trong hành động thiết lập chính sách cho Nga. Tuy nhiên mọi chuyện có thể lạc dòng theo hướng khác khi nhà lãnh đạo Nga chưa hẳn đã có toàn quyền quyết định. 

Tờ National Interest cho rằng cũng giống với Mỹ, các nhóm chính trị khác tại Nga chưa thể hiện điều gì chắc chắn về việc họ cũng muốn đi theo con đường mà ông Putin đang chuẩn bị nhập cuộc.

Vài tuần trước, người phát ngôn Duma Quốc gia Nga, Pyotr Tolstoy có những ý kiến phàn nàn về quyết định của chính phủ khi giao lại Nhà thờ Thánh Isaac ở St. Petersburg cho Giáo hội chính thống. Câu chuyện này có liên quan đến những quan điểm chống Do Thái trong quá khứ và đe dọa phá vỡ quan hệ đang khăng khít giữa Nga và Israel hiện tại.

Cây bút Gvosdev liên tưởng sự việc này cũng có khả năng xảy ra trong quan hệ Nga-Mỹ khi những bất đồng về tư tưởng sẽ được một số chính trị gia Nga sử dụng làm công cụ phá hoại bất kỳ nỗ lực hòa dịu nào của ông Trump và Tổng thống Putin.

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.