Trước vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Đại tá Trần Sơn, nguyên Phó trưởng phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (cục Cảnh sát giao thông, bộ Công an).
Thưa Đại tá, phải chăng việc xử phạt đối với những trường hợp vi phạm an toàn giao thông còn chưa thực sự đủ sức răn đe, dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng?
Theo Nghị định 46/2016 của Chính phủ đã ban hành là điều rất chặt chẽ để xử phạt hình thức này. Đối với những người khi tham gia giao thông mà nồng độ cồn vượt quá mức quy định sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát khi điều khiển phương tiện, và dĩ nhiên khi mất kiểm soát thì việc gây tai nạn cho chính mình hoặc cho những người khác là rất dễ xảy ra.
Vì vậy, vấn đề này không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới họ cũng đã có quy chế xử phạt rất nghiêm, rất nặng. Thậm chí một số quốc gia họ còn phạt tù đối với những người tham gia giao thông mà trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định chứ không cần phải gây tai nạn chết người như ở Việt Nam mới xử phạt hình sự.
Còn ở Việt Nam, quy định trong nghị định 46/NĐ-CP/2016 đã quy định rất rõ là nghiêm cấm người lái xe ôtô mà trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn. Còn với xe gắn máy nghị định đưa ra chỉ số nồng độ cồn cũng ở mức thấp nhất. Trong nghị định cũng có quy định xử phạt đối với xe ôtô lên tới 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe tới 3 tháng khi người điều khiển sử dụng bia rượu.
Còn xét về luật có đủ sức răn đe hay không thì tôi cho rằng, chế tài xử phạt hiện nay ở Việt Nam là đủ sức răn đe cho những người tham gia giao thông mà trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định. Tuy nhiên, vấn đề ở đây người ta quan tâm đó là, làm sao quy chế đó lay chuyển được ý thức của người tham gia giao thông để biết cách tự bảo vệ mình.
Điều đáng buồn là, rất nhiều người tham gia giao thông lại chưa nhận thức rõ được điều này. Chính vì thế, tôi cho rằng, việc tuyên truyền, cưỡng chế là hết sức quan trọng. Làm sao tuyên truyền để người ta nhận thức được những hiểm họa của việc uống rượu bia khi tham gia giao thông.
Theo Đại tá, chúng ta có nên tăng hình thức xử phạt đối với những người tham gia giao thông khi trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định?
Tôi cho rằng, chúng ta không nên tăng hình thức xử phạt nữa, vì trên thực tế luật ban hành đã đủ sức răn đe đối với người tham gia giao thông khi trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định. Bởi xử phạt 18 triệu đồng, và phạt tù từ 3-10 năm khi tham gia giao thông gây tai nạn chết người là đã khiến họ nhìn nhận lại vấn đề.
Thưa Đại tá, trước thực trạng người tham gia giao thông mà trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, gây hậu quả nghiêm trọng diễn ra nhiều trong thời gian gần đây, theo ông, chúng ta có cần một chế tài xử lý nặng hơn?
Ở một số nước trên thế giới họ cũng đã áp dụng việc tịch thu phương tiện của người tham gia giao thông cũng như cấm lái vĩnh viễn. Nhưng ở Việt Nam, quy chế xử phạt về lĩnh vực giao thông đường bộ thì mới chỉ là tước giấy phép lái xe có thời hạn. Và sẽ tiến hành phạt tù từ 3-10 năm tù khi gây tai nạn chết người. Tuy nhiên, việc cấm lái xe có thời hạn sau khi mãn hạn tù thì vẫn chưa có.
Trước đó, cũng có ý kiến cho rằng, nên áp dụng quy chế xử phạt như ở nước ngoài là cấm việc lái xe vĩnh viễn khi gây tai nạn giao thông có hậu quả nghiêm trọng, thì việc này, tôi cũng hoàn toàn đồng ý. Bởi vì những người đó, là những người có nguy cơ gây ra nguy hiểm rất cao cho xã hội và cho chính bản thân họ.
Tôi cũng đồng ý với ý kiến thu hồi phương tiện lái xe trong trường hợp xe vi phạm nhiều lần.
Và theo tôi, nếu mà sửa được nghị định thì tôi cho rằng, nên thêm quy chế xử phạt lao động công ích đối với những người tham gia giao thông khi trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định cho dù họ không gây tai nạn.
Xin cảm ơn ông!
- a) Không có giấy phép lái xe theo quy định.
- b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng.
- c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
- d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
- e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.
- g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng