Theo Atlantic Council, Mỹ đang làm việc cùng với các đối tác và đồng minh nhằm đối phó với Nga sau nhiều cáo buộc Moscow có liên quan trong bầu cử Mỹ, châu Âu và căng thẳng trong vấn đề sáp nhập Crimea.
"Châu Âu sẽ có cách để đối phó với Nga nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của họ", ông Fried cho biết.
Ông Fried, người có 40 năm làm việc trong ngành ngoại giao và nắm giữ vai trò chủ chốt trong việc thiết lập và triển khai chính sách Mỹ ở châu Âu sau sự sụp đổ của Xô Viết cho biết động thái của Mỹ đối với các hành động của Tổng thống Nga Putin nhằm duy trì 3 trụ cột: đảm bảo quốc phòng phía đông của NATO, đối phó với việc làm nhiễu thông tin và duy trì các biện pháp trừng phạt hiệu quả.
Trong khi nhà nghiên cứu Fried cho biết, ông hiểu được sự thèm khát mong muốn hòa bình sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và sự rút lui của lực lượng quân sự ở châu Âu, nhưng ông cũng đánh giá cao nỗ lực của Mỹ và đồng minh NATO của châu Âu gia tăng hiện diện tại Đông Âu sau khi Nga sáp nhật Crimea hồi năm 2014.
"Chính quyền ông Obama xứng đáng với việc khiến NATO phải thay đổi và chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục khiến cho sự thay đổi ngày càng mạnh hơn", ông Fried nhận định.
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn thường phàn nàn về việc các đồng minh NATO chi tiêu quá ít cho quốc phòng thì ông Fried lại nói rằng các đồng minh của chúng tôi tiếp tục tăng cường tại Đông Âu.
Các lực lượng mặt đất sẽ gồm có các quân nhân Estonia, các đơn vị Anh và Pháp từ tiểu đoàn quốc tế NATO đóng quân ở Estonia, cũng như các binh sỹ NATO và các nước đối tác: Mỹ, Đức, Bỉ, Canada, Litva, Latvia, Ba Lan, Phần Lan, Gruzia và Ukraine.
Nhà nghiên cứu Fried cho rằng, Mỹ dẫn đầu lực lượng NATO tại Ba Lan. Việc triển khai này nhằm đối phó với sự hiện diện của Nga trước các thách thức gia tăng có thể gia tăng trong thời gian tới. Điều này đồng nghĩa với việc có thể sẽ thúc đẩy khả năng của NATO và Mỹ phải gia tăng hiện diện quân đội tại châu Âu.
Ông Fried cho rằng chính quyền Mỹ nên ủng hộ tính minh bạch và tính xác thực từ truyền thông xã hội rằng chính quyền Mỹ cần phải tổ chức nhằm đối phó với sự sai lệch thông tin.
Đồng thời với đó, chuyên gia Fried cũng thừa nhận rằng, các biện pháp trừng phạt đang trở thành một công cụ của chính quyền Mỹ nhằm đối phó với các động thái từ phía Nga.
Tuy nhiên, nhà phân tích cũng cho rằng các trừng phạt cần phải thực hiện một cách tốt nhất nhằm mang lại hiệu quả tối đa và nên sử dụng linh hoạt trong tình huống cụ thể. Washington cũng cần phải xóa bỏ các trừng phạt nếu Nga thay đổi.
Quan hệ giữa Nga và NATO liên tục thăng trầm khi mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksander Grushko tuyên bố Moscow và NATO đã hoàn toàn chấm dứt các quan hệ hợp tác ở cả lĩnh vực dân sự và quân sự.
Nga từng phản ứng gay gắt trước kế hoạch NATO đưa quân tới đồn trú tại 6 nước có chung đường biên giới với quốc gia này.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, NATO đã từ chối các nội dung nghị sự tích cực trong quan hệ với Nga, đồng thời ông đánh giá việc Liên minh này quyết định dừng các cuộc tiếp xúc làm việc trong lĩnh vực quân sự với Nga là không có lý do. Ông Grushko đưa ra phát biểu trên sau khi các tướng lĩnh về hưu cũng như đương nhiệm của Mỹ bày tỏ quan ngại khi thiếu sự liên lạc kết nối giữa Moscow và Washington có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân. Quan hệ giữa Nga và NATO đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Ngoài vụ việc liên quan đến Ukraine, Nga và NATO còn đang mâu thuẫn về kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và về Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Nga cảnh báo, một chiến lược phòng thủ tên lửa mới của Mỹ trong khu vực có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm trong không gian và sẽ không khác gì việc khởi động lại chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao” thời Chiến tranh Lạnh.
Xem thêm >> Khi Tổng thống Trump còn thận trọng, ván cược đang "nhỉnh" hơn cho Nga ở Venezuela?