Bertolt Meyer kéo cánh tay trái của mình ra và nói: "Nó có bề mặt trơn tru, đen và được phủ bởi một lớp silicon, giống như vỏ nhựa dẻo của một chiếc iPhone vậy. Bên dưới lớp da như cao su là xương ngón tay robot như trong phim viễn tưởng Kẻ hủy diệt mà chắc hẳn ai cũng đã từng xem. Tôi giữ cánh tay robot một cách rất cẩn thận bằng cả hai tay. Đúng vậy, cơ thể sinh học nhân tạo, bộ phận đó có giá chỉ vài bảng Anh thôi. Như thế, tương lai của nó có thể sáng láng".
Tay, chân sinh học có cảm giác như bộ phận cơ thể thật
Hốc nách nơi cánh tay sinh học được rút ra thu hút quá nhiều ánh nhìn của người xung quanh. Meyer giải thích: "Cánh tay giả - tức cánh tay sinh học - của tôi hoạt động theo phương thức khác cánh tay thật. Bộ phận tay sinh học được lắp vào cơ thể tôi theo cơ chế như một dạng nam châm từ tính. Có nghĩa là, bạn chỉ cần đưa thiết bị lại gần và nó sẽ tự động khớp và đồng bộ với cơ thể mình. Một đai silicon được thiết kế tại khớp nối để người sử dụng bộ phận cơ thể sinh học có thể chuyển động và vận hành một cách nhẹ nhàng và êm ái nhất có thể nó cũng có tác dụng ngăn không cho nước thấm vào các vi mạch điện tử bên trong".
"Bạn có cảm giác gì không khi tôi chạm vào cánh tay của bạn?" - một người hỏi Meyer. Meyer chẳng hề ngập ngừng khi đáp lại: "Xin mời ngài cứ tự nhiên. Tôi có cảm giác và không bất an vì lớp silicone giúp tôi xua tan cảm giác bất an, làm cho tôi cảm nhận được vật chạm vào tay mình".
Meyer và người sinh học.
Meyer, 33 tuổi, với dáng người thanh mảnh, sinh trưởng ở Hamburg, Đức. Hiện anh đang sống tại Thụy Sỹ. Meyer từ khi sinh ra đã bị dị tật tay trái. Tay trái chỉ là một chút da thịt nhô ra. Meyer phải sử dụng tay giả từ khi 3 tháng tuổi. Hồi tưởng lại những ngày đã qua, Meyer kể rằng, đầu tiên, có một cảm giác rất khó tả. Lúc đầu, chưa thể cảm nhận rõ rệt được cảm giác về độ trễ của tay và sự thụ động. Thế nhưng, những cảm nhận của một đứa trẻ qua nhanh khi được làm quen với thiết bị không thuộc cơ thể mình. Lên 5 tuổi, Meyer cảm giác thấy sự tiến triển trong cảm nhận của tay giả bằng việc được gắn thêm một chiếc móc, một bộ khung gắn sau lưng. Thế nhưng, ngay sau đó, Meyer không sử dụng thiết bị này nhiều, bởi nó khá vướng víu và rất bất tiện.
Phiên bản mới và hiện đại bậc nhất của cánh tay Meyer đang sử dụng hiện nay là một thiết bị được gọi là tay sinh học, với mỗi ngón tay được vận hành riêng rẽ bởi các động cơ tự động toàn thời gian. Bên trong của cánh tay được các kỹ sư bố trí mô tơ cảm biến với hai điện cực đáp ứng với các tín hiệu cơ bắp trong phần chi còn lại.
Meyer nói: "Các bạn có thể hình dung một cách ẩn dụ như kiểu đỗ các xe ô tô song song với nhau trong bãi đỗ xe, lúc đầu có một chút khó khăn nhưng mãi rồi các bạn cũng sẽ quen và làm chủ được nó". Kỹ thuật chuyển động sinh học này được các nhà khoa học và kỹ sư gọi là i-chi. Ngoài việc là các bộ phận thuộc tứ chi nhân tạo, công nghệ mới này mang lại sự thân thiện hơn với môi trường và cả sự linh hoạt đối với chủ thể sử dụng hơn bao giờ hết".
Meyer sử dụng đôi chân sinh học.
Sẽ có nội tạng sinh học thay thế nội tạng thật trong tương lai
Từ tứ chi, các bộ phận độc lập, giờ đây các nhà nghiên cứu đã và đang tiếp tục phát triển nguyên mẫu hoạt động của các cơ quan nội tạng để mô phỏng, chế tạo ra các bộ phận bên trong cơ thể người như lá lách, tuyến tụy hoặc phổi. Bằng công nghệ cấy ghép thực nghiệm các dây thần kinh não với máy tính, cơ thể sinh học hứa hẹn đem lại cho những người liệt tứ chi kiểm soát được chân, tay giả.
Tôi gặp Meyer vào một ngày mùa hè ở London, trong sân của một nhà máy sản xuất bánh có lịch sử từ thế kỷ 19. Hiện nay, Meyer là một nhà tâm lý xã hội học tại đại học Zurich. Bằng kinh nghiệm cá nhân của mình trong việc sử dụng chân tay sinh học, Meyer đã có niềm đam mê với công nghệ sinh học nhân tạo. Trong năm năm qua, Meyer đặc biệt quan tâm đến vấn đề này vì những người khiếm khuyết còn nhiều. Nhà tâm lý xã hội học này muốn mang câu chuyện thú vị của mình đến với những người khuyết tật khác ở mọi nơi trên trái đất. Chính anh đã kêu gọi các kỹ sư của nhà máy chế tạo cơ thể sinh học hãy thu thập nhiều các bộ phận giả từ khắp nơi trên thế giới. Sau đó, họ ghép tất cả các bộ phận đó lại với nhau thành một công trình kiến trúc tuyệt đẹp mang tên Cơ thể sinh học. Điều thú vị ở đây là các kỹ sư đã thiết kế một cách khá đặc biệt là họ cho phép một số bộ phận hoạt động mà không thông qua hệ thống thần kinh và não. Thay vào đó, cơ thể sinh học có thể được điều khiển từ xa thông qua một máy tính với phần cứng chuyên biệt để vận hành chuyển động, kết nối bluetooth. "Chúng tôi nói vui với nhau rằng, công trình đó nếu được thay thế bằng các mạch, nhựa, silicon và một chút kim loại chắc có lẽ có giá trị hơn cả Meyer bằng xương, bằng thịt thật", Meyer vui mừng cho biết.
Rich Walker, Giám đốc điều hành dự án cơ thể sinh học cho biết: "Nhóm làm việc của ông có thể xây dựng lại hơn 50% của cơ thể con người. Mức độ tiến bộ trong kỹ thuật sinh học đã làm ngạc nhiên không chỉ có người sử dụng như Meyer mà ngay cả các nhà nghiên cứu, những người đã làm việc trên các cơ quan nhân tạo cũng phải giật mình vì hiệu quả của nó. Mặc dù, nhiều cơ quan nhân tạo không thể hoạt động với nhau trong một cơ thể con người duy nhất nhưng đó cũng là thành công ngoài mong đợi của khoa học". Các ý kiến của những nhà thần học đưa ra rằng, trong một người bình thường có hay không chuyện cho phép giới hạn các thiết bị giả hoạt động? Vì nếu, chỉ toàn là máy móc bên trong người, liệu có còn là một con người đích thực. Với nhiều người, họ hỏi về tiêu chí thay thế bộ phận cơ thể sinh học mới cho bộ phận đã cũ, nát hoặc gần hỏng như thế nào? Bởi, họ muốn có một thiết bị nâng cao hiệu quả của cơ thể. Nhiều ý kiến đồng thuận rộng rãi với sự thay thế này. Họ rất muốn có bộ phận sinh học để phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân đột quỵ hoặc cung cấp cho người mù để một người trở nên như người bình thường.
Và nguy cơ của những tranh cãi pháp lý
Vấn đề pháp lý đặt ra của cơ thể sinh học là liệu, công nghệ này có thể biến não thành một siêu máy tính bán hữu cơ, gây hậu quả nghiêm trọng thì xử lý như thế nào? Lúc đó, chủ nhân điều khiển nó có đổ lỗi cho hàng giả là cơ thể sinh học nhằm trốn tội không? Lúc đó, liệu người ta có lại mang những đặc tính được cho là thế mạnh của cơ thể sinh học là cảm giác ra để thực hiện phi cảm giác đó không? Hoặc, người ta có làm "phép thuật" cho những người có giác quan nhận thức được bước sóng của ánh sáng, tần số của âm thanh và thậm chí cả các loại năng lượng thành "thần bí" để trốn tội, chi phối đời sống của nhau không? Tất cả những vấn đề pháp lý trên cần được đặt ra trước khi cơ thể sinh học sẽ được thừa nhận trong tương lai. "Dù sao thì đó cũng chỉ là những thắc mắc bên lề mà thôi", Meyer nói như vậy. Theo Meyer sự tương thích của thiết bị mà anh sử dụng trong đó thẩm mỹ phù hợp với kỹ thuật, đem lại cho anh một cảm giác thực thụ như là bộ phận thuộc cơ thể mình vậy.
David Gow, kỹ sư người Scotland đã tạo ra i-chi, cho biết: "Một trong những thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực của công nghệ sản xuất chân tay giả là mang lại cho những người tàn tật có cảm nhận và tận hưởng bản thân một cách hoàn chỉnh nhất. Họ không còn xấu hổ, ngại ngùng khi người khác nhìn thấy mình đang mang chân tay giả". David Gow, 56 tuổi, từ lâu đã bị cuốn hút bởi những thiết kế mới và hiện đại của chân tay giả. Sau một thời gian ngắn làm việc trong ngành công nghiệp quốc phòng, ông trở thành một kỹ sư tại một bệnh viện nghiên cứu của Chính phủ nhằm cố gắng để phát triển chân tay giả chạy bằng điện. Ông đã có một trong những bước đột phá đầu tiên của mình khi cố gắng tìm hiểu làm thế nào để thiết kế một bàn tay đủ nhỏ cho trẻ em. |
Bảo Long