Sự liên quan của bệnh Parkinson do phơi nhiễm bởi thuốc trừ sâu

Sự liên quan của bệnh Parkinson do phơi nhiễm bởi thuốc trừ sâu

Thứ 4, 10/04/2013 10:37

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thần kinh học của Mỹ, việc từng bị chấn thương nghiêm trọng ở đầu kết hợp với phơi nhiễm thuốc trừ sâu có thể có liên quan tới nguy cơ cao bị mắc bệnh liệt rung Parkinson.

Bằng chứng khoa học đã chứng tỏ có mối liên quan khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ của bệnh Parkinson. Các loại hóa chất như thuốc diệt cỏ, thường được tìm thấy trong thuốc trừ sâu ở các nông trại, những người sống và làm việc gần những cánh đồng, và gắn liền với sự gia tăng bệnh. Một nghiên cứu mới đã xác định một hóa chất từ thuốc trừ sâu là Benomyl có liên quan với Parkinson. Mặc dù 10 năm sau khi hóa chất này đã bị Cơ quan môi trường Mỹ cấm sử dụng, các ảnh hưởng độc hại của Benomyl vẫn tồn lưu trong môi trường. Loại hóa chất này kích hoạt các vấn đề về tế bào dẫn đến bệnh Parkinson.

Parkinson là một rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng rõ ràng nhất là tình trạng lắc mạnh không kiểm soát được, di chuyển chậm chạp và rất khó khăn trong việc đi bộ. Khi bệnh nặng, có thể dẫn đến mất trí nhớ, giấc ngủ, cảm giác,và vấn đề tình cảm.

Liên quan đến bệnh Parkinson, Benomyl bắt đầu quá trình bằng cách ngăn chặn các enzyme được gọi là ALDH, mỗi một enzyme này chịu trách nhiệm ngăn chặn một chất độc gọi là DOPAL từ tích lũy trong não. Nếu enzyme bị chặn, DOPAL trong não sẽ gây tổn hại tế bào thần kinh và làm tăng nguy cơ của bệnh.

Trong ba thập kỷ, Benomyl đã được sử dụng rộng rãi trong thuốc trừ sâu ở Mỹ. Bằng chứng bắt đầu xác định các ảnh hưởng độc hại của nó bao gồm các khối u, sự cố não, ung thư, và các rối loạn sinh sản. Benomyl bị cấm vào năm 2001.

> Hãy cùng chung tay hành động vì một Việt Nam xanh

Việt Nam Xanh - Sự liên quan của bệnh Parkinson do phơi nhiễm bởi thuốc trừ sâu

Các nghiên cứu mới được thực hiện tại Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã tìm hiểu mối liên quan giữa Benomyl và Parkinson. Điểm quan trọng là nghiên cứu đã xác định được enzyme mục tiêu, ALDH. Enzyme này có thể là trọng tâm của các nghiên cứu trong tương lai. Nếu có cách làm cho ALDH không bị chặn bởi các chất gây ô nhiễm của cơ thể, thì DOPAL không thể phát triển và không làm ảnh hướng đến hệ thống thần kinh.

Bronstein, người chỉ đạo chương trình nói: "Chúng ta đã biết rằng trong các mô hình động vật và nuôi cấy tế bào, thuốc trừ sâu nông nghiệp làm kích hoạt quá trình thoái hóa thần kinh dẫn đến bệnh Parkinson. Và các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy bệnh xảy ra tỷ lệ cao ở nông dân và người dân nông thôn. Các nỗ lực của chúng tôi củng cố thêm giả thuyết thuốc trừ sâu có thể là một phần trách nhiệm, và việc phát hiện ra con đường mới này có thể là một hướng mới cho việc phát triển các loại thuốc điều trị”. (Nghiên cứu đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ).

Phát hiện trên phù hợp với những nghiên cứu trước đây về sự liên kết giữa tình trạng chấn thương ở đầu và phơi nhiễm một số chất độc hại cùng với tiền sử bị bệnh của gia đình và những phơi nhiễm khác, với căn bệnh trên.

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học California đã tiến hành so sánh 357 người mới được chẩn đoán bị Parkinson với 754 người không mắc bệnh này, tất cả đều sống ở miền Trung California - một vùng nông nghiệp lớn của Mỹ.

Các nhà nghiên cứu yêu cầu họ cho biết mọi chấn thương ở đầu và địa chỉ nhà riêng cũng như địa chỉ nơi làm việc của họ để xác định mức độ gần gũi với hoạt động phun thuốc trừ sâu kể từ năm 1974.

Kết quả cho thấy gần 12% những người bị Parkinson đã từng bị đánh bất tỉnh và 47% trong số này bị phơi nhiễm chất diệt cỏ Paraquat gần nhà và nơi làm việc của họ.

Theo các nhà nghiên cứu, việc bị chấn thương ở đầu hoặc sống và làm việc gần nơi phun thuốc trừ sâu đều có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Parkinson, nhưng nếu kết hợp cả hai yếu tố này sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tăng gấp ba lần.

P.Sang (t/h) (NguồnTTXVN/ David A Gabel, ENN, công bố ngày 4/1/2013)

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.