Sự thật đằng sau clip cõng học sinh đi học thót tim ở Quảng Bình

Sự thật đằng sau clip cõng học sinh đi học thót tim ở Quảng Bình

Ngô Thị Huyền

Ngô Thị Huyền

Thứ 2, 26/09/2016 16:29

Cảnh tượng người lớn đu dây, cõng các học sinh nhỏ tuổi trên lưng đi qua “cây cầu” làm bằng đường ống kim loại đã khiến người xem phải thót tim.


Clip Người lớn đu dây đưa học sinh đi học khiến người xem thót tim

Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền một clip dài hơn 6 phút, ghi lại cảnh người lớn cõng các em học sinh nhỏ tuổi mặc đồng phục với cặp sách đeo sau lưng qua một “cây cầu” là đường ống kim loại, ở dưới là một con suối có dòng nước hung dữ đã khiến người xem phải thót tim.

Ít ngày sau khi đăng tải, đoạn clip đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, hàng nghìn lượt chia sẻ. Nhiều người xem đã tỏ ra xót xa trước cuộc sống khó khăn, khắc nghiệt của người dân, đặc biệt là các em nhỏ trong clip. Đa số mọi người đều có ý kiến cho rằng, chính quyền sở tại nên đầu tư một cây cầu kiên cố để người dân, các em nhỏ được tới trường một cách an toàn, thuận lợi.

Được biết, clip này được quay tại thôn Bắc Sơn, xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Sơn Hóa xác nhận, đoạn clip trên được quay tại thôn Bắc Sơn, xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Mạng ảo - Đời thực - Sự thật đằng sau clip cõng học sinh đi học thót tim ở Quảng Bình

 Ảnh cắt từ clip

Theo ông Dũng, thôn Bắc Sơn có 5 hộ dân sinh sống tách biệt, mọi việc giao thương, đi lại đều phải qua suối Đá Bàn. Những ngày bình thường, nước suối chỉ đến mắt cá chân nên người dân vẫn lội qua suối đi lại được.

Tuy nhiên, do địa hình đặc thù, khi có mưa lớn, nước đầu nguồn chảy về rất nhanh, khiến nước suối dâng cao, thôn Bắc Sơn bị chia cắt. Vì muốn đưa con đi học, nhiều phụ huynh đã liều mạng đu dây, cõng học sinh qua suối.

Được biết, “cây cầu bất đắc dĩ” bắc qua suối nước là đường ỗng nước tưới tiêu làm bằng kim loại, dài khoảng 20m và rất cao, dễ trơn trượt.

"Nước ở đó lên nhanh nhưng cũng rút nhanh. Những khi nước đầu nguồn đổ về với lượng lớn, các hộ dân bên ấy chỉ có cách duy nhất là đu dây cáp trên đường ống bắc qua suối”, ông Dũng cho hay.

Hiện, xóm Đá Bàn có 5 hộ dân với 5 học sinh đang độ tuổi đến trường. Trong số đó, một học sinh THCS, 2 em tiểu học và 2 em mầm non.

Vì trên địa bàn có nhiều khu vực sông suối nguy hiển, nên trong mùa mưa bão, chính quyền xã có chủ trương cho học sinh nghỉ học để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Ngô Huyền

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.