Cuộc vây bắt tên thầy bùa
Hôm sau, gia đình không thấy Phượng đâu thì tá hỏa tìm kiếm. Quần áo, tư trang vẫn để nguyên ở nhà, nên chắc chắn Phượng chưa bỏ lên Sài Gòn. Điều lạ là con ghe biến mất. Mọi người thắc mắc về sự biết mất của chiếc ghe, thì cô em họ của Phượng mới kể rằng, cách đó hai hôm, hai chị em có dùng chiếc ghe đến nhà ông thầy Hai Tân, tức Phạm Văn Tân bên xã Tân Quới để xin bùa.
Nghe thế, gia đình đã chèo ghe đến nhà Hai Tân hỏi han. Ông thầy này xác nhận rằng có chuyện một cô gái đến xin bùa, nhưng xin xong thì về ngay, nên ông ta cũng không biết cô ta tên gì, ở đâu.
Nghe ông này nói vậy, gia đình dù nghi ngờ, nhưng cũng không biết làm gì hơn. Mọi người phân công nhau tìm kiếm, hỏi han khắp vùng. Những mô đất quanh khu vực ấp Hạ giữa đồng không mông quạnh được tìm kiếm chi tiết, song không thấy tăm hơi, dấu tích nào của Phượng.
Con đường mới Đắp dẫn ra ấp Hạ
Khi đó, mùa lũ, khắp vùng Đồng Tháp Mười nước ngập mênh mông, chỉ thi thoảng có những doi đất nhô lên khỏi cánh đồng. Cách ngôi nhà nhỏ xíu của thầy bùa Hai Tân, cạnh con rạch Mã Trường, khoảng 400m có một doi đất nhô lên. Trên doi đất ấy có hàng bạch đàn cùng một chuồng ngan, vịt. Út Teo cùng một cô em chèo thuyền cập vào doi đất ấy…
Kể đến đây, bà Tám Bẳng, mẹ chị Tư Phượng ôm mặt khóc, nước mắt chảy ướt gò má nhăn nheo. Bà mếu máo: “Nghĩ lại cảnh ấy tui đau lắm chú à. Nghĩ đến cái Phượng, tui lại ốm mất. Hôm làm đám cho hắn, mấy đứa phóng cái ảnh hắn để trên ban thờ, nhưng tui không chịu được, cứ khóc suốt khi nhìn ảnh hắn. Tui phải đem ảnh giấu đi. Cứ nghĩ đến cái chết của hắn, tui lại lăn ra ốm”.
Không dám hỏi gì thêm, sợ khoét sâu nỗi đau của bà Tám Bẳng, tôi đành chào từ biệt bà, chạy lòng vòng ra phía cánh đồng xã Tân Quới, đi tìm mộ chị Tư Phượng, thắp c