Trong lịch sử, Hàm Hương được gọi là Dung phi, xuất thân tộc Duy Ngô Nhĩ. Đây là phi tần rất được sủng ái của Càn Long trong lịch sử Trung Quốc. Đáng chú ý hơn vẻ đẹp tuyệt thế của nàng là một thứ hương thơm tự nhiên tỏa ra từ khắp cơ thể, quyến rũ người khác.
Bàn về mùi thơm trên người Hương Phi, nhiều tài liệu chỉ ra, bướm là loại động vật có cánh kiếm ăn bằng mật hoa, nhưng cũng có nhiều loại bướm bị thu hút bởi xác chết, bùn hoặc chất thải động vật.
Đôi khi mồ hôi, nước mắt rùa và cá sấu cũng là "món ăn" yêu thích của loài bướm vì trong đó có chứa natri làm tăng khả năng sinh sản của loài bướm. Do đó, nếu thực tế Hàm Hương có khả năng thu hút hồ điệp, chưa chắc đã do cô nàng có hương thơm.
Chưa kể, theo nhiều nguồn tin, mọi ghi chép về Hàm Hương cũng không đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, có một vài trang ghi lại rằng ngay từ khi sinh ra thân thể nàng đã tỏa ngát hương thơm giống như một bông hoa vậy. Thế nên, nàng mới được gọi là Yiparhan, nghĩa là hương thơm.
Có lời đồn cho rằng khi nàng tiến cung, cây vải phương nam ra hơn 200 trái, khiến nàng được cho là người có phúc. Càn Long rất sủng ái Dung phi nên cho xây cung điện riêng, cho phép nàng mặc trang phục của dân tộc mình ở trong cung.
Mãi sau này, khi các nhà sử học phát hiện lăng mộ của Hàm Hương, thi thể đã bị phân tán khắp nơi. Sau khi họ mang thi thể đi kiểm tra cuối cùng cũng có được đáp án khá thuyết phục về “hương thơm tự nhiên” này.
Trên thực tế, không phải Hương Phi có hương thơm tự nhiên trên người mà do xuất thân từ Tân Cương, nên đặc biệt thích dùng hương liệu.
Thêm vào đó Hương Phi thích hoa táo, ngày nào cũng mang theo bên mình. Loài hoa này có mùi thơm đặc biệt và hiếm có của Trung Nguyên, nên mới bị hậu cung hiểu lầm là người bà tỏa ra mùi thơm.
Ngoài ra, lịch sử cho rằng, vua xứ Hồi Cương đã dâng con gái cho Hoàng đế Càn Long để tăng mối giao hảo giữa hai nước. Trên suốt quãng đường tiến cung lênh đênh trên kiệu ngựa, Hàm Hương luôn được chăm sóc tắm rửa kỹ càng bằng sữa lạc đà để giữ mùi hương trên cơ thể.
Ngoài ra, sử sách còn ghi lại khi Hàm Hương trốn cùng dũng sĩ Mông Đan, 5 lần 7 lượt cô đều bị bắt trở lại. Lý do chính là do mùi hương đặc biệt toả ra từ cơ thể của cô.
Với sắc đẹp, tài năng và mùi hương thu hút tỏa ra từ thân thể, Dung phi khiến cho vua Càn Long không thể rời mắt. Khi Hoàng hậu qua đời, nàng là người có địa vị cao nhất trong cung và được vua hết sức coi trọng và sủng ái. Năm 1788, Hàm Hương qua đời, hưởng thọ 55 tuổi.
Sau khi nàng từ trần, vua Càn Long giữ lời hứa khi xưa, phái 120 binh sĩ mang nàng về an táng tại quê nhà và chôn cất trong lăng mộ chung của gia đình - lăng Apak Khoja (Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay). Mộ của Hàm Hương được cho là nằm tách biệt ở phía Đông của khu lăng mộ, bên ngoài có khắc tên nàng bằng cả tiếng Hồi Cương và tiếng Trung.
Được biết, trong mộ có lưu một bức tượng kèm lời chú giải: "Hàm Hương là người Hồi Bộ (tức Tân Cương ngày nay). Nàng có nhan sắc xuất chúng, dù không dùng hương liệu nhưng khắp người tỏa ra hương thơm dễ chịu nên được gọi là Hàm Hương".
Cho đến bây giờ, sự thật về cuộc đời của nàng phi tần Hàm Hương được vua Càn Long hết mực sủng ái vẫn luôn là điều bí ẩn của lịch sử.
Không giống với nhân vật Thuận tần mang nhiều tâm cơ trong Diên Hi Công Lược, hay Dung phi cương liệt, thẳng thắn trong Hậu cung Như Ý truyện, Hàm Hương trong lịch sử tính tình dịu dàng, không thích tranh sủng, biết tiến biết lùi, có quan hệ tốt với hậu cung, ngay cả Hoàng thái hậu cũng rất thích nàng.
Lam Anh (Tổng Hợp)