Cải đắng chữa bệnh gút được không??
Không để bạn đọc phải chờ lâu, chúng tôi xin khẳng định một điều rằng, cải đắng có thể chữa gút được, trong một mức độ nhất định. Tuy không có tác dụng nhanh chóng như thuốc, nhưng nếu dùng thực phẩm này đúng liều lượng, thường xuyên thì có thể giảm đáng kể các triệu chứng do gout gây ra, đồng thời kiểm soát được biến chứng gout hiệu quả.
Vậy cải đắng là loại rau như thế nào? Có giá trị dinh dưỡng ra sao? Sử dụng cải đắng chữa bệnh gút làm sao đạt kết quả cao nhất?
Theo đó, cải đắng là một cách gọi khác của cải xanh, cải bẹ xanh; còn được người dân địa phương một số nơi gọi là cải sen, cải dưa, cải vân đài, cải cay… Tên tiếng anh của cải đắng là Brassica juncea (L.) Czern. et Coss – một loại thuộc họ Cải Brassicaceae.
Đặc trưng của cải đắng là lá có màu xanh nõn chuối (đôi khi xanh đậm), cùng vị đắng tự nhiên của thân, lá cây. Khi ăn vào, bạn sẽ thấy hơi hăng hăng, the the đầu lưỡi và cảm nhận cảm giác đăng đắng, nhẫn nhẫn khi nhai. Vì vị cay đắng của cải mà một số người không thích ăn loại rau này, ngược lại như khổ qua, vẫn có rất nhiều người ghiền rau cải đắng như một thức ăn ngon không thể thiếu.
Về giá trị dinh dưỡng, Đông y cho rằng cải đắng tính ôn, có tác dụng tốt trong việc lợi khí, thông đàm, giải cảm, an thần, giảm đau, tiêu thũng, lợi tiểu… thường được dân gian dùng làm bài thuốc chữa kết hạch, ho hen, tan khí trệ, đơn độc sưng tấy, giảm đau do gout cấp tính gây ra.
Y học hiện đại cũng có những nghiên cứu đầy đủ về hàm lượng dưỡng chất và chức năng của cây cải đắng. Cụ thể, nhiều kết quả công trình nghiên cứu cho thấy, cải đắng chứa dồi dào hàm lượng vitamin K và Diệp Hoàng Tố, cùng với đó là mức cao các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, B, C, D, a-xit nicotic, caroten, anbumin…
Những chất này giúp cơ thể luôn ổn định, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa ung thư bàng quang và hỗ trợ đẩy lùi bệnh gút hiệu quả (thông qua chức năng lợi tiểu, tăng đào thải acid uric và giảm đau của rau).