Sự thật về tiểu hành tinh khổng lồ đang lao vào Trái đất khiến nhiều người ngỡ ngàng

Sự thật về tiểu hành tinh khổng lồ đang lao vào Trái đất khiến nhiều người ngỡ ngàng

Đỗ Thị Huệ

Đỗ Thị Huệ

Thứ 6, 19/01/2018 18:51

Trong một vài ngày qua, có những luồng thông tin khác nhau về một tiểu hành tinh đang lao vào Trái đất với tốc độ khủng khiếp. Những dự đoán về thảm họa cũng đã được đưa ra...

Theo Cnet, một tiểu hành tinh cỡ nhỏ mới được khám phá đã vượt qua chúng ta với khoảng cách khá gần vào hôm thứ Năm.

Tiểu hành tinh có tên 2018 BD sượt qua Trái Đất ở khoảng cách 22.000 dặm (35.406 km) tại vị trí 07:43 PT, chỉ bảy tiếng đồng hồ sau khi được phát hiện thông qua đài quan sát Catalina.

Đáng chú ý, độ cao của các vệ tinh nhân tạo thường khoảng 22.236 dặm (35.786 km). Vì vậy, với khoảng cách gần hơn, 2018 BD được cho là có khả năng gây nguy hiểm đến Trái đất.

Không chỉ 2018 BD mới được cho là nguy hiểm đến Trái đất, đến ngày 4/2 tới đây, một tiểu hành tinh khác có tên 2002 AJ129 cũng sẽ đi ngang qua hành tinh của chúng ta với khoảng cách hơn 2 triệu dặm, tương đương 10 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.

Cuộc sống số - Sự thật về tiểu hành tinh khổng lồ đang lao vào Trái đất khiến nhiều người ngỡ ngàng

Tiểu hành tinh 2018 BD khiến nhiều người lo lắng về việc có thể xảy ra những thảm họa thiên nhiên khi nó va vào Trái đất.

Điều này không có nghĩa là các nhà khoa học của NASA đang chịu ngồi bó gối đợi chờ. Thay vào đó, họ đang tích cực phân loại các tiểu hành tinh xem đâu mới thực sự là mối nguy hiểm cho nhân loại. Trong thực tế, có tới vài chục tiểu hành tinh như vậy đã vượt qua hệ Mặt trời trong năm ngoái mà không gây ra bất kỳ sự cố nào.

2018 BD được cho là quá nhỏ để các nhà khoa học phải đặc biệt lưu tâm. Theo họ, nếu nó lao vào Trái đất thì khí quyển sẽ đốt cháy nó. Điều mà nó khiến mọi người lo lắng chỉ là ở khoảng cách quá gần khiến cho mọi người chú ý như với 2002 AJ129.

Trong những trường hợp xấu nhất, sự va chạm của nó với các vệ tinh khác có thể tạo ra một hỗn hợp rác không gian mà sau đó có khả năng gia tăng các va chạm với các vệ tinh khác trong quỹ đạo. Trường hợp này thường được gọi là hội chứng Kessler, sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống truyền thông toàn cầu (do các vệ tinh nhân tạo bị ảnh hưởng).

 Theo Cnet

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.