Sự thực việc "hai máy bay suýt đâm nhau ở Cà Mau"

Sự thực việc "hai máy bay suýt đâm nhau ở Cà Mau"

Thứ 5, 27/12/2012 23:54

Đại diện Cục Hàng không dân dụng Việt Nam cho rằng đó là "việc hoàn toàn bình thường".

Chủ nhật vừa rồi, trên một báo điện tử đã đăng thông tin cho biết đã có một sự cố hàng không xảy ra, hai chiếu máy bay suýt đâm nhau trên bầu trời ở khu vực tỉnh Cà Mau.

Thế giới - Sự thực việc 'hai máy bay suýt đâm nhau ở Cà Mau'Ảnh chỉ có giá trị minh họa.

Theo nguồn tin này, nếu xử lý chậm vài chục giây thì hai chiếc máy bay di chuyển trong khu vực kiểm soát của Trung tâm Kiểm soát không lưu Đường dài - Tiếp cận Hồ Chí Minh (ACC-HCM, Công ty quản lý bay miền Nam, thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam) đã va chạm nhau trên không.

Dư luận có thể hiểu sai bản chất vấn đề

Trả lời Người đưa tin, ông Bùi Văn Võ, tỏ ra vô cùng bức xúc cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin từ phía báo chí chúng tôi đã cho người điều tra xác minh và có thông tin trả lời. Tuy nhiên tôi vô cùng bất ngờ về cách đưa tin của một số báo rất có thể khiến bạn đọc hiểu sai về bản chất sự việc. Về việc này, tôi đã phải gọi điện cho một cơ quan ngôn luận để nói cho rõ.

An toàn bay được đảm bảo nghiêm ngặt

Trao đổi với PV Người đưa tin, một chuyên viên an ninh hàng không cho biết: "Để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay các chuyên gia phải tính toán đến nhiều yếu tố. Từ điều kiện thời tiết, hay đến các yếu tố phát sinh từ vật cản như diều thả, động vật ở những sân bay địa phương... Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến phi hành đoàn, kiểm soát viên không lưu, rada dự báo...đều được thực hiện theo một quy chuẩn nghiêm ngặt. Về nguyên tắc, máy bay chỉ được khởi hành khi đảm bảo tất cả các tiêu chí về an toàn đường bay và nhận được huấn lệnh xuất phát của kiểm soát viên không".

Cũng theo nguồn tin này thì, chiếc thứ nhất là máy bay của hãng Hàng không Singapore Airlines số hiệu SIA176 - đang trên đường từ Singapore đi Nội Bài (Hà Nội). Chiếc bay hướng ngược lại là của hãng hàng không Hải Nam (Trung Quốc) số hiệu CHH485 - đang trên đường từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đi Singapore. Hai chiếc cùng bay thẳng về hướng ngã sáu trên không cách mũi Cà Mau khoảng 170 km về phía Tây Nam.

Nguồn tin cho biết, trước tình huống "ngàn cân treo sợi tóc", kiểm soát viên không lưu (KSVKL) trực tại vị trí điều hành chính (EC) “dường như chết lặng”. Một KSVKL tại vị trí hợp đồng (PLC) đã phải "giật" micro trong tay KSVKL, phát huấn lệnh khẩn cho hai máy bay thay đổi hướng và độ cao để tránh nhau.

Trao đổi với Người đưa tin, ông Bùi Văn Võ, trưởng phòng quản lý hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) khẳng định: "Thực tế, sự việc trên là hết sức bình thường chưa đủ các thành tố để cấu tạo nên sự cố".

Theo phân tích của ông Võ trước đó trên phương tiện truyền thông thì quan sát qua màn hình, hai máy bay vẫn trong khu vực kiểm soát bằng rada, thông thoại và đang cách nhau khoảng 30 dặm. Khoảng cách này đảm bảo theo quy định, khi tiêu chuẩn phân cách tối thiểu uy hiếp an toàn bay là 10 dặm.

"Việc rada cảnh báo là do sự cài đặt của Trung tâm để cảnh báo cho kiểm soát viên khi hai máy bay có xu hướng xung đột nhau, để kiểm soát viên đưa ra phương án điều chỉnh thích hợp. Thực tế chỉ có hệ thống rada ở mặt đất phát tín hiệu, trong khi đó, hệ thống rada tự động cảnh báo nguy hiểm trên máy bay vẫn chưa hề có tín hiệu, tức là vẫn an toàn", ông Võ cho biết thêm.

Cũng theo ông Võ, kể cả khi kiểm soát viên không chỉ dẫn máy bay CHH485 đổi hướng, thì 2 máy bay này vẫn bay 2 hướng khác nhau, và trong khoảng báo 5 phút gặp nhau thì 2 máy bay cũng không gặp nhau. Về việc có hay không kiểm soát viên không lưu quá run sợ đã không kịp phản ứng, ông Võ cho hay, cái này không có bằng chứng để khẳng định.

"Ông chủ bầu trời" từng gặp sự cố

Vào ngày 1/10/2011 một chiếc máy bay từ Đài Loan chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng KSVKL báo khẩu lệnh nhầm "25 phải" thành "25 trái". Rất may mắn, các nhân viên đã kịp thời khắc phục. Mới đây, một sự cố tương tự cũng xảy ra với "ông chủ bầu trời". Chiếc máy bay Airbus A320 của Vietnam Airlines suýt đâm phải một máy bay Boeing B737 -400 của Jetstar Pacific. Nguyên nhân được Cục Hàng không Việt Nam nhận định: "Do số lượng chuyến bay nhiều, phương án điều hành bay chưa hợp lý, khả năng bao quát không lưu và kỹ năng điều hành của KSVKL chưa cao".

Phương – Hạnh


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.