Sự thực vụ oan tình của danh tướng Trần Khắc Chung

Sự thực vụ oan tình của danh tướng Trần Khắc Chung

Thứ 5, 27/12/2012 23:42

Thực hư câu chuyện mối tình Trần Khắc Chung và công chúa Huyền Trân dưới thời vua Anh Tông diễn ra như thế nào, nhà sử học Lưu Anh Rô dẫn lại: Vào mùa hạ năm Đinh Mùi 1307, sau gần một năm công chúa Huyền Trân gả làm dâu Chiêm quốc được tấn phong Hoàng hậu với mỹ hiệu Paramesvari thì vua Chế Mân không may gặp bạo bệnh qua đời.

Công chúa Huyền Trân trở thành góa bụa khi mới bước vào tuổi 20. Theo tập tục của người Chăm lúc bấy giờ thì "Vua chết, hậu phải chết theo", nhưng do công chúa Huyền Trân đang mang thai thái tử Chế Đa Đa nên việc hỏa thiêu được phép lùi lại.

Pháp luật - Sự thực vụ oan tình của danh tướng Trần Khắc Chung(Ảnh minh họa)

Đến tháng 10 năm đó chuyện công chúa chuẩn bị lên giàn hỏa thiêu truyền về Thăng Long khiến vua Trần Anh Tông xót xa, lo lắng không nguôi. Vua cho vời các triều thần đến bàn bạc kế sách nhưng không ai đưa ra được chủ kiến hay để giải cứu công chúa.

"Lúc này, võ tướng Trần Khắc Chung đứng ra giữa triều xin lĩnh trọng trách sẽ lên đường vào Nam đưa công chúa hồi quốc. Ông chỉ xin mang theo 5.000 quân sĩ, lương thảo cùng một số chiến thuyền lớn để vượt biển".

Trong cuốn "Đại Việt sử ký toàn thư" của sử gia Ngô Sĩ Liên biên soạn phát hành vào thời Hậu Lê - năm 1697, tức là sau 390 năm xảy ra vụ giải cứu công chúa Huyền Trân thoát họa "lửa thiêu" của người Chiêm Thành, ông lên án gay gắt đối với võ tướng Trần Khắc Chung, nhất là chuyện tư thông với công chúa Huyền Trân.

Có thể, từ cơ sở này nên nhiều người đời sau đã thêu dệt nên câu chuyện tình đầy lâm ly, bi đát giữa công chúa Huyền Trân và võ tướng Trần Khắc Chung. Thậm chí, có người còn dựa vào câu ca dao: "Tiếc thay hạt gạo trắng ngần. Đã vo nước đục, lại vần lửa rơm", cho là dân gian muốn ám chỉ câu chuyện thất tiết của nàng công chúa Đại Việt "Mượn màu son phấn. Đền nợ Ô, Lý".

Chuyện xưa đến nay còn truyền rằng, sau khi được viên tùy tướng chặn hậu, Trần Khắc Chung dẫn công chúa dong thuyền, vượt biển. Gặp lại vị tình lang trong mộng, hai người quấn quít bên nhau, bất chấp kẻ hầu, người hạ đứng vây quanh.

Tướng Khắc Chung đã yêu cầu công chúa cùng vào đồn trú ở thành Hóa Châu, không trở về Thăng Long nữa, để mãi mãi sống kiếp "phu - thê". Nhưng công chúa Huyền Trân không đồng ý, một mực khuyên can Khắc Chung về triều, rồi xin anh (vua Trần Anh Tông) đứng ra làm mai mối cho cuộc tình duyên dở dang. Tuy nhiên, phần đông sử gia ngày nay khẳng định, câu chuyện tình là sự gán ghép ác ý của các sử gia thời Hậu Lê.

Vì rằng, trên bước đường giải cứu công chúa Huyền Trân, không chỉ có mỗi võ tướng Trần Khắc Chung mà còn có An phủ sứ Đặng Văn và đoàn tùy tùng. Vả lại, Khắc Chung vốn người họ Đỗ, song do đã lập nên công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 nên được nhà vua ban quốc tính đổi thành Trần Khắc Chung, phong chức Nhập Nội Hành khiển Thượng thư Tả Bộc xạ thì con người đảm lược tài ba ấy đâu thể làm chuyện bại hoại danh tiếng.

Luật nay: Có thể buộc tội các sử gia thời Hậu Lê?

Câu chuyện về mối tình của Huyền Trân công chúa và Trần Khắc Chung cho đến đời sau này vẫn còn nhiều điều chưa thể lý giải hết được. Đâu là sự thực trong câu chuyện được thêu dệt nhiều đến mức như thế này. Có đúng là Trần Khắc Chung quan hệ với công chúa Huyền Trân hay không?

Bằng những bằng chứng từ những ghi chép của các sử gia sau này thì có thể nói Trần Khắc Chung không phải là người làm băng hoại đạo đức vốn có của mình. Sự thực về việc quan hệ với Huyền Trân công chúa là không có thực...

Chiếu theo những quy định của pháp luật ta thời nay thì khi có đơn thư yêu cầu giải quyết vụ việc thì cơ quan chức năng phải làm rõ Trần Khắc Chung có quan hệ với công chúa Huyền Trân hay không? Nếu không thì phải xử lý người có hành vi vu khống, bôi xấu danh dự nhân phẩm. Về lý mà nói, chuyện tình trên là sự gán ghép ác ý của các sử gia thời Hậu Lê. Như vậy, những người này phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hành vi vu khống người khác được quy định rất rõ tại Điều 122 BLHS năm 1999: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Trong trường hợp trên, có thể thấy các sử gia thời Hậu Lê đã vu khống cho Trần Khắc Chung vào tội rất nghiêm trọng? Ảnh hưởng đến danh dự uy tín của ông trước bá quan văn võ triều đình. Chính vì vậy nếu vụ án được đưa ra xét xử thì hành vi đó bị phạt tù từ một năm đến bảy năm (Khoản 2 điểm e Điều 122 ).

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tường Linh


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.