Nghiên cứu mới do nhà thần kinh học Hisao Nishijo và Lê Văn Quân thực hiện tại Đại học Toyama (Nhật Bản) cho thấy, trong não bộ của khỉ đuôi ngắn Ấn Độ có tế bào thần kinh đặc biệt phản ứng mạnh mẽ với hình ảnh của loài rắn.
Phòng thí nghiệm của ông Nishijo đã nghiên cứu các cơ chế thần kinh chịu trách nhiệm về cảm xúc và nỗi sợ hãi của loài khỉ này. Phản ứng với rắn là phản ứng bản năng, xảy ra mà không cần quá trình học tập hoặc ghi nhớ. Những con khỉ tham gia nghiên cứu được nuôi trong khu vực có tường bao quanh và chưa từng nhìn thấy rắn.
Mắt người tiến hoá là do sợ rắn.
Cuốn sách giải thích, động vật có vú ngày nay và những con rắn đủ lớn để ăn chúng phát triển vào cùng một khoảng thời gian - 100 triệu năm trước. Các nhà khoa học cho biết, rắn độc đã xuất hiện khoảng 60 triệu năm trước và cùng chia sẻ không gian sống với các loài linh trưởng.
Bình luận về những phát hiện của Nishijo, Isbell cho biết, bà rất ngạc nhiên khi tế bào thần kinh nhạy cảm với rắn lại nhiều hơn số tế bào thần kinh nhạy cảm với khuôn mặt (giúp động vật linh trưởng là loài động vật có tính xã hội cao).
"Số lượng tế bào thần kinh nhạy cảm với rắn nhiều hơn và phản ứng nhanh, mạnh hơn các tế bào thần kinh khác," Nishijo nói. "Não khỉ có các mạch thần kinh đặc biệt để phát hiện rắn và chúng đã được mã hóa trong gen di truyền."
Giả thuyết trên lần đầu tiên được Lynne Isbell, giáo sư nhân chủng học tại Đại học California, Davis đưa ra trong cuốn sách “Quả, cây và con rắn” (The Fruit, the Tree, and the Serpent) vào năm 2006. Bà cho rằng, tổ tiên của chúng ta - loài động vật linh trưởng - đã phát triển khả năng quan sát chính xác trong cự ly gần chủ yếu là để phát hiện và tránh xa những loài rắn nguy hiểm.
"Chúng tôi đang tìm kiếm những lý giải phù hợp với ý tưởng rằng rắn đã ảnh hưởng tới quá trình chọn lọc tự nhiên của động vật linh trưởng," bà nói thêm. "Tôi không thấy lý do nào giải thích sự nhạy cảm của các tế bào thần kinh với rắn, ngoại trừ thông qua con đường tiến hóa."
Thoa Nguyễn