Sự trả thù hèn hạ của nhóm thế lực trong bóng tối

Sự trả thù hèn hạ của nhóm thế lực trong bóng tối

Phan Anh Tuấn

Phan Anh Tuấn

Thứ 3, 25/10/2016 18:10

Sau khi bị hacker tấn công,báo Người Đưa Tin nhận được nhiều chia sẻ từ các chuyên gia an ninh mạng. Theo đó, rất khó ngăn chặn hacker, vì chúng tấn công từ nước ngoài

Sau khi bị hacker tấn công lần thứ hai, báo Người Đưa Tin không chỉ nhận được sự động viên của bạn đọc mà còn nhận được nhiều chia sẻ từ các chuyên gia an ninh mạng trong và ngoài nước. Theo đó, rất khó ngăn chặn hacker, vì chúng tấn công từ nước ngoài, liên tục thay đổi vị trí ở nhiều nước khác nhau.

Thủ đoạn tấn công tinh vi

Theo nhận định của các chuyên gia an ninh mạng, từ năm 2012 đến nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam liên tục đặt trong tình trạng báo động trước nhiều cuộc tấn công, phát tán vi rút với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nhìn chung, bọn hacker tấn công vào các trang mạng internet với động cơ trục lợi cá nhân hay đơn giản chỉ là sự trả thù hèn hạ. Những kẻ giấu mặt, tấn công báo Người Đưa Tin không nằm ngoài quy luật đó.

Thời gian qua, báo Người Đưa Tin (cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội luật gia Việt Nam) có nhiều bài điều tra chống tiêu cực, phản ánh mặt trái của xã hội, gây tiếng vang trong dư luận. Đặc biệt loạt bài điều tra phanh phui sự thật, chất thải rắn của Formosa chôn trong trang trại của giám đốc công ty môi trường. Vào hồi 14 giờ chiều ngày 28/9, ngay khi báo Người Đưa Tin vừa đẩy dòng sự kiện “Ngư dân nộp đơn kiện Formosa” lên mặt báo, thì lại bị tin tặc tấn công lần thứ hai.

Sáng 29/9, trao đổi với PV báo Người Đưa tin, ông Võ Đỗ Thắng- Giám đốc Trung tâm đào tạo an ninh mạng Athena chia sẻ: “Việc ô nhiễm môi trường tại Formosa gây bức xúc trong dư luận. Báo Người Đưa Tin đã dũng cảm phản ánh vấn đề nhạy cảm này và nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ phía dư luận”.

Công nghệ - Sự trả thù hèn hạ của nhóm thế lực trong bóng tối

 Ông Võ Đỗ Thắng- Giám đốc Trung tâm đào tạo an ninh mạng Athena

Dưới góc nhìn của một chuyên gia an ninh mạng hàng đầu, ông Thắng nhận định, báo Người Đưa tin đã bị đội lính đánh thuê chuyên nghiệp (hacker) liên quốc gia tấn công. Mạng lưới ma này ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Hồng Kông hay Canada… được điều khiển bởi hacker bên ngoài.

“Cuộc tấn công quốc tế này liên tục thay đổi theo từng múi giờ ở Mỹ, Nga, Nhật Bản…. Cơ quan chức năng chưa kịp liên hệ với nước phát tán, thì hacker đã thay đổi sang nước khác. Do vậy, khó có thể thể xác định được hung thủ và rất khó ngăn chặn”. Ông Võ Đỗ Thắng nhấn mạnh.

Với kinh nghiệm bản thân, ông Thắng cho rằng, liên kết với các trang mạng xã hội lớn như facebook mới có thể ngăn chặn cuộc tấn mạng công liên quốc gia này

Một góc nhìn khác, ông Nguyễn Tuấn Anh- chuyên gia an ninh mạng nhận định, hacker đã dùng thủ đoạn tấn công từ chối dịch vụ DDOS- BOTNET, làm cho người sử dụng và bạn đọc không thể truy cập vào vào tên miền m.nguoiduatin.vn.

Chuyên gia an ninh mạng này phân tích, thông  thường, hacker cài đặt script có tính năng truy cập liên tục và lặp đi lặp lại vào một file ảnh hoặc bài hát, sau đó đưa lên một website có lượng người truy cập lớn để thu hút mọi người dowload về máy tính của mình. Lúc đó, cript này sẽ tự động cài đặt vào máy tính và ra lệnh truy cập liên tục vào website bị tấn công. Chỉ trong một thời gian ngắn, những máy bị cài scrip này có tốc độ lây lan rất nhanh, lên đến hàng triệu máy và bị hacker điều khiển, làm tắc nghẽn đường truyền. Hệ lụy làm cho người sử dụng không thể nào truy cập vào trang web đang bị tấn công.

Có thể xử lý hình sự

Bộ luật Hình sự hiện hành có 5 điều luật điều chỉnh những hành vi vi phạm trong lĩnh vực tội phạm công nghệ cao. Đó là các điều: 224: “Tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số”; điều 225: “Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số”; điều 226: “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet”; điều 226a : “Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác”; và điều 226b: “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Tuy rất khó tìm ra đội quân lính đánh thuê hacker ở nước ngoài, nhưng việc xác định ra kẻ nào thuê chúng tấn công báo Người Đưa Tin đến nay vẫn còn là một ẩn số. Luật sư Bùi Quang Thu cho rằng, nếu bắt được kẻ đứng đằng sau đó, cơ quan công an hoàn toàn có thể xử lý hình sự theo tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác (điều 26a Bộ luật Hình sự. Khoản 1 điều 226a quy định: “Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm”.

Công nghệ - Sự trả thù hèn hạ của nhóm thế lực trong bóng tối (Hình 2).

 Luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Nếu chứng minh được kẻ phạm tội thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị truy tố theo khoản 3, điều 226a với mức áp phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

Nhóm PV công nghệ

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.