Hơn nữa nghèo đói còn là sự nghèo nàn về tinh thần làm cho người ta càng lún sâu vào sự tuyệt vọng, bất lực, thờ ơ và nhút nhát. Sự nghèo đói nhất là các nhân tố cấu thành nó và giải pháp vượt qua nó đều mang tính xã hội.
Theo Ngân hàng thế giới (WB), gần ½ dân số thế giới sống dưới mức sống tối thiểu, tức là dưới 2 dola/ngày. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 448 triệu trẻ em sơ sinh chết vì không đủ trọng lượng. Ở các nước phát triển số trẻ em chết trước 5 tuổi lến đến 1/10.
Hiện nay thế giới có 42 triệu người sống chung với bệnh HIV, trong đó 39 triệu người thuộc các nước phát triển. Riêng châu Phi, theo dự đoán của các nhà khoa học, đến năm 2020 một số quốc gia sẽ mất đi ¼ dân số vì căn bệnh này. Hiện nay, trên thế giới có đến 876 triệu người bị mù chữ, trong đó phụ nữ chiếm đến 2/3.
Vào những ngày đầu tháng 4 năm 2011, WB cũng đã cảnh báo rằng, việc giá lương thực ngày càng tăng cao- nguyên nhân chính do chi phí nhiên liệu gia tăng, đang đẩy hàng triệu người rơi vào tình trạng quá nghèo đói.
Ngân hàng này cũng cho biết giá lương thực thế giới đã tăng khoảng 36% so với mức cách đây một năm, nguyên nhân là do sự bất ổn chính trị tại Trung Đông Và Bắc Phi. Tình trạng này đã đẩy 44 triệu người trở nên nghèo đói kể từ tháng 6/2010.
Theo Ngân hàng thế giới, giá lương thực cứ tăng 10% thì sẽ khiến hơn 10 triệu người lâm vào cuộc sống cơ cực, và chi phí nguyên vật liệu tăng khoảng 30% có thể dẫn tới 34 triệu người trở nên nghèo đói.
Trong một báo cáo khác của WB về “sự phát triển của thế giới năm 2011” đã đánh giá, mức độ nghèo đói ở các nước trải qua các cuộc xung đột quân sự lặp đi lặp lại cao hơn 20% so với các nước khác.
Số liệu của WTO cho thấy, thế giới hiện có 1,5 tỷ người đang phải sống ở các nước có chiến tranh. Trong đó có 42 triệu người (khoảng bằng dân số Canada) không có nhà ở do xung đột quân sự.
Trong báo cáo các nhà kinh tế của WB đã tính cả đến các cuộc xung đột quân sự kéo dài ở Afganistan và cướp biển ở Somali, cũng như các cuộc xung đột chính trị như ở Indonesia.
Ngoài ra, báo cáo của WB còn tính đến bối cảnh bạo loạn xảy ra ở nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi và kết luận, rằng chiến tranh làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế của những nước này.
Giá lương thực tăng cao cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm người nghèo và thu nhập thấp trong xã hội.
Các quan chức của WB cho rằng, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế là chìa khóa thành công; là biện pháp quan trọng giảm tình trạng nghèo khổ trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp duy nhất để xóa đói nghèo, mà bên cạnh đó, chính phủ các nước cần tập trung tạo việc làm, phổ cập giáo dục, phát triển dịch vụ y tế và xã hội...
Hải Hiền