Sửa các điều Luật cần chú trọng đến tính nhất quán, ổn định

Sửa các điều Luật cần chú trọng đến tính nhất quán, ổn định

Nguyễn Hồng Nhung

Nguyễn Hồng Nhung

Thứ 4, 28/09/2022 18:46

Đây là quan điểm của TS. Phạm Duy Nghĩa - Trọng tài viên VIAC, giảng viên ĐH Fullbright góp ý vào việc sửa đổi 2 dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS.

Cả 2 dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi đang được Bộ Xây dựng tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, địa phương và các bộ, ngành trong vòng 2 tháng, dự kiến sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 5 và thông qua vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Việc phát triển nhà ở nói riêng, thị trường bất động sản nói chung đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành bất động sản phát triển kéo theo hàng chục ngành nghề thiết kế, hàng trăm ngành nghề khác phát triển.

Trên tinh thần xây dựng, đóng góp những ý kiến thiết thực nhất vào công tác xây dựng dự thảo sửa đổi luật, ngày 28/9, VNREA tiếp tục tổ chức Hội nghị Góp ý sửa đổi dự thảo Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản.

Do đó, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch thường trực VNREA cho rằng, để củng cố nền kinh tế phát triển bền vững, mục tiêu cải cách thể chế, chính sách pháp luật cần được đưa lên hàng đầu, giải phóng nguồn lực, huy động sức sáng tạo, động lực phát triển mọi ngành nghề, mọi cá nhân, tổ chức xã hội.

Sửa luật nhưng cần tránh chồng chéo, mâu thuẫn

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Phạm Duy Nghĩa - Trọng tài viên VIAC, giảng viên ĐH Fullbright nêu quan điểm bất động sản là một tài sản có giá trị lớn nên luôn được người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm.

Việc Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh sửa, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản là một tính hiệu tích cực. Tuy nhiên đại diện VIAC cũng nhấn mạnh “Làm thế nào để trong quá trình sửa luật thống nhất, tránh luật này chéo luật kia, chúng ta phải làm sao để các điều luật không mâu thuẫn lẫn nhau, làm thế nào để sửa các luật mà vẫn thống nhất, ổn định”.

Bất động sản - Sửa các điều Luật cần chú trọng đến tính nhất quán, ổn định

TS. Phạm Duy Nghĩa - Trọng tài viên VIAC, giảng viên ĐH Fullbright.

Cụ thể, theo ông Phạm Duy Nghĩa, liên quan tới thị trường bất động sản có hàng loạt luật như: Luật Đất đai; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá; Quy hoạch chi tiết Luật Quy hoạch; Luật Xây dựng và các Luật liên quan; Luật Nhà ở (khoảng 230 điều); Luật Kinh doanh Bất động sản (khoảng 100 điều); Pháp luật thuế và các loại phí; Luật Thanh tra, Kiểm toán, trách nhiệm hành chính - chính trị…Về vấn đề luật liên quan đến kinh doanh bất động sản, Chính phủ sẽ thảo luận khoảng 1000 điều luật cùng lúc. 

Điều này có thể dẫn đến một hiện tượng tiêu cực, đó là nếu đi vào càng chi tiết, càng sâu thì sẽ càng gặp rất nhiều vấn đề. Nếu đi vào từng luật, chăm chú sửa từng điều luật thì sẽ tạo nên nguy cơ luật không nhất quán, thiếu tính hệ thống.

Khi đó, trên một lô đất xuất hiện nhiều tài sản và quyền tài sản khác nhau, đến khi sau này chùm tài sản đưa ra tranh chấp, tài sản phái sinh sẽ gây ra rủi ro vì sở hữu đa tầng không được quản lý nhất quán.

Phạm Duy Nghĩa đề nghị phải quan tâm đến gốc rễ của vấn đề là “quyền tài sản”, “quyền tự do giao dịch”… và ví von “Đừng làm nhiều cành xum xuê mà không để ý gốc, chi bằng tỉa bớt cho nhẹ càng”. Theo đó, ông Nghĩa cho rằng quyền của người dân nên quy định trong luật dân sự và không nên thay đổi.

“Chúng ta đừng nên vì mỗi luật riêng mà nên tổng thể, đi từ gốc, tỉa bớt cành… trong quy trình này, cố gắng tham vấn ý kiến đa chiều khác quyền tài sản của dân, quyền giao dịch của doanh nghiệp, không nên nay sửa, mai sửa”, ông Nghĩa nêu quan điểm.

Luật sẽ không bao giờ có sự đồng thuận

Đồng quan điểm, TS. Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản,… là những luật mang tính chất chuyên ngành. Do đó dù tiến hành sửa đổi hay bổ sung thì cũng cần phải làm thế nào để thống nhất với các luật lớn.

“Tôi đề nghị chúng ta cần hết sức lưu ý các luật bề trên. Làm gì cũng cần phải có không gian đất đai. Vấn đề này còn liên quan đến các luật đất đai, đấu thầu, đấu giá… Tại sao có những đạo luật phải vài ba lần sửa đổi mới thông qua được? Nếu chỉ lấy ý kiến người dân thì rất phân tán, cần lấy ý kiến của hiệp hội và các chuyên gia thì sẽ có tính chuyên môn.”, ông Nhưỡng chia sẻ.

Ông Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm Dự thảo Luật đất đai sửa đổi không chỉ liên quan đến Hiến pháp, Luật Xây dựng mà còn phải liên quan tới Luật Quy hoạch bởi bất động sản không chỉ liên quan đến nhà ở hay đất đai.

Do đó, cần phải xem đây là vấn đề quan trọng, phải xem đến cả phần phụ lục của Luật Quy hoạch - phần được rất ít người để ý, đề cập mà chủ yếu hay chú ý ở phần nội dung.

Bất động sản - Sửa các điều Luật cần chú trọng đến tính nhất quán, ổn định (Hình 2).

TS. Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ông Nhưỡng nhấn mạnh: “Từ trước tới nay ta đều nói luật phải đồng thuận, đó thực ra là cách nói sáo rỗng, người làm luật không nên nói như vậy, bởi sẽ không bao giờ có sự đồng thuận. Quan trọng phải là sự thỏa hiệp, cần phải cân nhắc giữa luật và cuộc đời”.

Trên tinh thần đó, TS. Lưu Bình Nhưỡng đề nghị Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tiếp tục tập hợp ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, gửi kiến nghị tới các cơ quan chức năng để điều chỉnh, hoàn thiện dự thảo một cách tốt nhất trước khi trình ra Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh phải làm một cách kỹ lưỡng, tuyệt đối tránh tình trạng viết luật mà lại hiểu ra các nghĩa khác nhau, luật để quy định khung nhiều rồi lại chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn, mỗi nơi hiểu một cách thì không thể đi vào cuộc sống.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.