Hãy cùng Tiến sỹ Alex Teo, Giám Đốc Nghiên cứu & Phát triển và Các Vấn đề Khoa học Sản phẩm khu vực Châu Á Thái Bình Dương Tập đoàn Herbalife, tìm hiểu về sức mạnh của lợi khuẩn đối với hệ tiệu hóa của chúng ta.
Tại nhiều nơi ở Châu Á ngày nay, lợi khuẩn(probiotics)được biết đến nhiều với vai trò là tác nhân quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa. Thị trường lợi khuẩn dự kiến sẽ tăng tưởng trong vài năm tới do sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với chăm sóc sức khỏe dự phòng và xu thế tiêu thụ thực phẩm bổ sung ngày càng gia tăng. Ví dụ, trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Lynch (2021), kết quả cho thấy ít nhất một trong hai người tiêu dùng đã sử dụng lợi khuẩn để cải thiện sức khỏe tổng thể và tuổi thọ và 45% tin rằng lợi khuẩn giúp cải thiện các triệu chứng đường tiêu hóa.
Khi ngàycàng hiểu rõ mối quan hệ giữa sức khỏe đường ruột và sức khỏe tổng thể, nhiều người chọn sử dụng thực phẩm bổ sung probitotics để hỗ trợ và tối ưu hóa sức khỏe và thể chất của mình.
Lợi khuẩn (Probiotics) là gì?
Thuật ngữ “probiotic” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “thúc đẩy sự sống”. Nói một cách đơn giản, probiotics là những vi khuẩn “tốt” giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh bằng cách duy trì sức khỏe đường ruột tốt.
Hệ vi sinh đường ruột bao gồm hàng nghìn tỷ vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác trong đường tiêu hóa của chúng ta. Các vấn đề do thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hoặc điều kiện vệ sinh có thể ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi sinh đường ruột trong hệ thống đường ruột của chúng ta. Do đó, sự ưu tiên hướng đến các biện pháp hiệu quả và an toàn để điều trị các vấn đề sức khỏe đã dẫn đến sự quan tâm ngày càng tăng đối với probiotics.
Điều thú vị là khái niệm về lợi khuẩn có từ những năm 1990 khi Louis Pasteur phát hiện ra chúng là nguồn men trong các thực phẩm như sữa chua. Sau đó, Élie Metchnikoff, học trò của ông, đã phát hiện ra các ảnh hưởng tích cực của sữa lên men đối với quá trình chuyển hóa ở đường ruột.
Những lợi ích của lợi khuẩn
Vai trò quan trọng này của lợi khuẩn đã được đề cập trong Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới năm 2023, khi Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO) chọn chủ đề “Sức khỏe Tiêu hóa của Bạn: Đường ruột khỏe mạnh ngay từ đầu”.
Mặc dù lợi ích của lợi khuẩn đối với chức năng tiêu hóa đã được ghi nhận rất nhiều, danh sách các lợi ích sức khỏe của lợi khuẩn vẫn tiếp tục được bổ sung và dựa trên các bằng chứng khoa học:
● Hệ miễn dịch: Trong Khảo Sát Về Ưu Tiên Sức Khỏe Tại Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2023 của Herbalife, người tiêu dùng cho biết tăng cường khả năng miễn dịch là một trong ba mục tiêu sức khỏe hàng đầu của họ. Điều đáng chú ý là hệ tiêu hóa đóng vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ chức năng miễn dịch và đóng góp đến 70 - 80% tế bào miễn dịch trong ruộtcủa chúng ta. Các vi khuẩn trong đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn, chống lại vi khuẩn có hại và điều chỉnh hệ miễn dịch. Khi đường ruột trở nên mất cân bằng và mức độ vi khuẩn xấu tăng lên, tình trạng này có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề sức khỏe khác. Lợi khuẩn có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng. Chúng có thể tiết ra các chất bảo vệ có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa mầm bệnh tạo ra các bệnh nghiêm trọng.
● Sức khỏe tim mạch: Lợi khuẩn có tiềm năng mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Theo các nghiên cứu gần đây, nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch (CVD) có thể do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của con người. Lợi khuẩn có thể làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C) và cải thiện tỷ lệ giữa cholesterol lipoprotein mật độ thấp với cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C), bên cạnh việc hạ huyết áp, các chất trung gian gây viêm, lượng đường trong máu và chỉ số khối cơ thể.
● Tâm trạng: Ruột của chúng ta thường được gọi là bộ não thứ hai. Mối liên hệ giữa bộ não và đường tiêu hóa được hiểu qua cảm giác đau bao tử chúng ta trải qua khi bị căng thẳng hoặc khi lo lắng ập đến. Nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng có khả năng đường ruột ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta. Bộ não của chúng ta được tin rằng có thể cảm nhận được các vi khuẩn đường ruột. Những vi khuẩn này có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về thế giới và thay đổi hành vi của chúng ta.
• Phòng ngừa bệnh tật: Lợi khuẩncó thể là giải pháp cho một số tình trạng sức khỏe, bao gồm điều trị chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh, phòng ngừa viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng huyết ở trẻ sinh non, điều trị bệnh nha chu và duy trì sự thuyên giảm trong bệnh viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn vì hiệu quả của lợi khuẩn có thể phụ thuộc vào chủng và bệnh cụ thể.
• Phòng ngừa ung thư:Ung thư đại trực tràng (CRC) là loại ung thư gây tử vong đứng hàng thứ ba. Lợi khuẩn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra tác dụng đầy hứa hẹn của lợi khuẩn như một công cụ phòng ngừa và thậm chí có thể là điều trị CRC. Vi khuẩn men vi sinh có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các vi khuẩn đường ruột lấy lại cân bằng nội môi vì những chủng này có khả năng phát hiện và làm suy giảm các yếu tố, tế bào gây ung thư tiềm ẩn và các mối đe dọa đối với hệ thống miễn dịch của vật chủ.
Thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn
Có những thói quen đơn giản mà chúng ta có thể áp dụng để hỗ trợ sức khỏe đường ruột của bản thân và bổ sung cho việc sử dụng lợi khuẩn:
● Ăn uống lành mạnh: Sức khỏe đường ruột phụ thuộcvào thức ăn chúng ta ăn vào. Có nhiều loại vi khuẩn khác sống trong ruột và sức khỏe đường ruột phụ thuộc vào sự cân bằng hợp lý của các loại này. Chế độ ăn uống hiện đại điển hình, với lượng lớn các thực phẩm nhiều đường và chế biến sẵn, thúc đẩy sự phát triển của một số loại vi khuẩn có thể gây khó chịu về tiêu hóa. Do đó, điều cần thiết là chúng ta phải kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh, và ngũ cốc nguyên hạt có lợi cho hệ vi sinh đường ruột của chúng ta. Chế độ ăn của người Châu Á, theo truyền thống dựa trên các thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhiều hơn chế độ ăn của phương Tây, được xem là hữu ích hơn trong việc thúc đẩy các vi khuẩn đường ruột có ích.
● Thực phẩm lên men: Hầu hết các nền ẩm thực châu Á đều có các món ăn được lên men, và các món ăn này chứa đầy vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Bằng cách tiêu thụ thực phẩm lên men có chứa vi khuẩn sống, chúng ta có thể đưa vi khuẩn có lợi trực tiếp vào đường tiêu hóa. Các ví dụ phổ biến về lợi khuẩn được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm của chúng ta bao gồm các loại rau lên men như dưa chua, kim chi, các sản phẩm đậu nành lên men như miso và tempeh, sữa chua không sữa được nuôi cấy (được dán nhãn là lợi khuẩn sống) và kombucha.
● Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ kích thích đường ruột, đồng thời tăng cường hoạt động của ruột, từ đó ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa. Nó cũng làm tăng lưu lượng máu đến tất cả các cơ của chúng ta và giữ cho các cơ trong hệ thống tiêu hóa vận động, cho phép thức ăn đi qua nhanh hơn, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
Trong thế giới hiện đại, chế độ ăn uống của chúng ta thường không có nhiều lợi khuẩn một cách tự nhiên. Để bù lại, chúng ta đang tìm ra những cách mới để đưa nhiều lợi khuẩn vào đường tiêu hóa. Các thực phẩm bổ sung chứa lợi khuẩn chắc chắn đang là xu hướng, cũng như các loại thức ăn có bổ sung thêm lợi khuẩn. Các thực phẩm bổ sung nên được dùng với liều lượng được khuyến nghị trên nhãn sản phẩm. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc dùng bất kỳ loại thuốc nào thường xuyên, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi bạn bắt đầu sử dụng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn.
Hoa Phượng