1. Nghiệt ngã vì sao?
Là một trong ba thứ quý giá nhất trong đời người bởi một lẽ khi ra đi không bao giờ trở lại lần thứ hai.Như một món quà vô giá mà không thể tìm lại được trong cuộc đời. Vì nó chỉ có một chiều duy nhất là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Thời gian là của bạn và chính bạn là người quyết định sử dụng nó như thế nào. Bạn nên có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm hàng ngày. Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng: hàng ngày mỗi người chúng ta đều lãng phí khoảng hai tiếng đồng hồ. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc xem tivi. Nếu nhiều hơn 1 hoặc 2 h mỗi ngày thì bạn hãy bớt lại và dành khoảng thời gian đó để cải thiện công việc. Nếu mỗi ngày bạn bớt đi 5% thời gian xem TV thì trong một tuần làm việc 40 tiếng bạn đã có thêm 2 tiếng đồng hồ nữa rồi đấy.
Vẫn biết rằng nó đáng quý như vậy nhưng mấy ai ngay lúc này coi trọng nó chưa?
Nếu các bậc cha mẹ cho tiền nuôi con ăn học nhưng thời gian các con giành cho việc học là bao nhiêu hay thời gian giành cho các buổi party, picnic, shopping, chơi game, facebook, yahoo… chiếm nhiều hơn. Đến khi nhận một kết quả học tập không ra gì thì lại đổ lỗi cho việc mình không đủ điều kiện học hay chưa đủ thiết bị học tập... Con số học sinh, sinh viên như thế không phải là ít trên giảng đường ĐH hiện nay. Là mình không biết tận dụng cơ hội hay để nó trôi đi nhẹ nhàng để rồi sau này nhận một tấm bằng loại TB- Yếu. Một gánh nặng cho gia đình và xã hội vì đất nước cần hiền tài chứ không phải những cái đầu trống rỗng. Vì việc học cần phải có quá trình và nếu đã bỏ lỡ thì rất khó, thậm chí không thể quay đầu lại. Khi không quay đầu lại được nữa thì cứ nhẹ nhàng cho số phận đi đâu về đâu thì tùy mà chẳng hề cố gắng hay nố lực .
Phần lớn các bạn sinh viên khi đi học ĐH cũng là lúc bắt đầu cuộc sống tự lập, phải sống xa gia đình nên không còn sự quản lí nghiêm ngặt về mặt thời gian của cha mẹ nữa. Và có lẽ đây cũng là một trong những lí do dẫn tới kết quả học tập ngoài sự “mong chờ” của cha mẹ. Vấn đề thời gian đang là điều cần đặc biệt chú ý vì số lượng sinh viên mắc phải điều này là không nhỏ. Thời gian làm những việc vô bổ thì có nhiều nhưng thời gian học bài thì không?
Ngay từ bây giờ hãy cùng nhau góp sức lên kế hoạch và phân bổ thời gian cho hợp lí. Dù trong điều kiện nào thi việc học cũng phải được đặt lên hàng đầu. Cần tìm cách quản lí thời gian.
Vì chúng ta biết gốc rễ của quản lý thời gian là cần "Làm đúng việc", nhưng làm thế nào mới có thể biết bản thân mình có làm đúng việc hay không? Trọng tâm của quản lý thời gian chính là sự lựa chọn đối với sự việc, làm thế nào để làm đúng việc, làm những việc có giá trị nhất trong thời gian có hạn, đây là vấn đề trọng tâm nhất của quản lý thời gian.
Khi bạn đã chọn một việc thì nhất thiết phải bỏ thời gian, dốc hết tâm huyết vì nó...
Tìm hiểu những bí quyết sử dụng thời gian nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả, đạt được sự nghiệp chính trị hay kinh doanh lẫy lừng của một số nhà lãnh đạo chính trị và quản lý danh tiếng.
Sự đúc kết đơn giản đến bất ngờ, dể thành công, mỗi người chúng ta luôn phải tự hỏi mình: Công việc của ta nhằm đạt được điều gì? Ta sử dụng thời gian của mình vào việc gì? Và cuối cùng, ta đã đạt tới vô vi chưa?
2. Cần đặt mục tiêu công việc rõ ràng
Giống như các thiên thể không ngừng tuân theo quỹ đạo của mình, một người giỏi giang luôn xác định rõ và cố gắng để đạt mục tiêu cuộc đời mình. Điều này có nghĩa, muốn cho cuộc sống có ý nghĩa, mỗi người nên làm hết sức mình để theo đuổi, khắc phục, phấn đấu và tìm tòi một điều gì đó; không bao giờ bỏ cuộc khi đối mặt với khó khăn để đạt được mục tiêu của mình, giống như những vì sao đi theo con đường đã vạch ở trên trời.
Một phần quan trọng không kém là bạn phải biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân mình. Và cần phải xem lại những mục tiêu đó một cách thường xuyên. Một số người thích xây dựng những kế hoạch chi tiết và lên kế hoạch thực hiện chúng. Một số người khác lại lập những danh sách bao gồm những nhiệm vụ khác nhau cần làm. Những cách trên không thực sự hiệu quả.
Hãy xác định rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn của bạn. Những mục tiêu này phải đủ nhỏ để bạn có thể thấy sự tiến bộ của mình và đủ lớn để bạn có cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành chúng. Kì này bạn phải làm tất cả bao nhiêu bài kiểm tra, điểm số trung bình bạn đặt ra là bao nhiêu? Thi 8 tuần, thi học kì, thi cuối năm, thi tốt nghiệp… hãy cố gắng vượt qua từng chặng.
3. Bạn đang dùng thời gian vào việc gì?
Bạn có bao giờ ghi nhật ký công việc hàng ngày chưa? Hãy chịu khó ghi chép nhật ký thời gian từng giờ mỗi ngày trong khoảng vài tuần và đừng ngạc nhiên khi thấy bạn đang thật sự sử dụng thời gian vào những việc gì.
Một trưởng phòng hành chính bức xúc kêu lênvì theo dõi điện thoại, “chat chit”, thư điện tử, tin nhắn qua máy điện thoại di động, chè chén, cà phê sáng, ăn trưa với khách và… họp!. Người viết bài đã khảo sát vài lần về số lần cà phê tiếp khách, số lần nhận và gửi thư điện tử, số lần gọi điện thoại và số lần họp so sánh giữa các giám đốc Việt Nam và Mỹ.
Thật thú vị khi biết rằng các giám đốc Việt Nam có số lần điện thoại gấp đôi các giám đốc Mỹ, trong khi các giám đốc Mỹ sử dụng thư điện tử gấp đôi các giám đốc Việt Nam. Còn số giờ tiêu tốn cho các cuộc họp của các giám đốc Mỹ và Việt Nam xấp xỉ nhau.
4. Vì sao thời gian có tính công bằng như luật pháp vậy?
Có thể 1 ngày 24h là không bao giờ đủ đối với con người hiện đại nói chung và với các teens nói riêng. Qũy đạo là như vậy nhưng mỗi người với mục đích sử dụng chính đáng hay không sẽ cho những kết quả hay hậu quả thì chính chúng ta là người được hưởng hay gánh chịu. Nên ngay lúc này chúng ta hãy cùng nhau góp phần thời gian của mình vào việc học tập để xây dựng một xã hội tốt hơn.Cuối cùng, hãy nhớ rằng mọi việc đều phụ thuộc vào bạn. Kỹ năng quản lý thời gian tốt giúp bạn hoàn thành những mục tiêu đặt ra và đạt được vị trí mong muốn. Và một điều quan trọng là hãy dành thời gian để ghi nhận những thành công của mình để thấy sự tiến bộ từng ngày bạn nhé.
Linh Nguyễn