Giật mình vì đứa con ngoan giết người
Cũng như mọi đêm đi sớm về khuya khác, suốt đêm 20/11/2010 vợ chồng ông bà Phan Công Danh (SN: 1995), Đỗ Thị Mười (SN: 1994) ngụ Phường 7, quận 8, TP.HCM ngóng mãi không thấy chàng quý tử nhà mình về, mãi đến 4 giờ sáng ngày 21 thì thấy cậu ta lò dò về có biểu hiện lạ.
Đến ngày 23 thì bỗng dưng công an đến nhà đọc lệnh bắt khẩn cấp đứa con trai ngoan của ông bà, lúc này ông bà mới hay cục cưng nhà mình đã phạm tội giết người. Ngày hôm sau thì thằng bạn chí cốt của con mình là Phạm Hoàng Thanh (SN:1994) thường ngày vẫn hay qua nhà chơi cũng bị công ban bắt tạm giam. Hóa ra đêm hôm đó hai đứa rủ nhau đi chơi rồi gây tai họa.
Ảnh minh họa
Tại cơ quan điều tra hai đối tượng đã khai nhận khi xảy ra mâu thuẫn giữa hai nhóm trên đường mà Phạm Hoàng Thanh là người đưa dao cho Lợi đâm chết anh Nguyễn Hoàng Mỹ, rồi cả hai vứt dao tháo chạy. Theo đó sự việc xảy ra vào khoảng 11 giờ đêm ngày 20/11, trong khi các bạn cùng trang lứa thì náo nức đi tết thầy cô giáo, còn Thanh và Hoàng (bỏ học từ lâu, Lợi học hết lớp 1, Thanh học hết lớp 7) thì vác xe gia đình đi chơi đêm, riêng Thanh trong túi quần còn trử một con dao bấm.
Lúc đó khoảng 4 giờ sáng Lợi đang chở một bạn gái (tên Trinh nhưng không rõ địa chỉ) cùng đi với Thanh trên cầu Kênh Tẻ, hướng từ quận 7 về quận 4, thì bất ngờ bị va chạm xe với anh Nguyễn Hoàng Mỹ, (nhóm của Mỹ đi hai xe gồm Nguyễn Thành Đạt, Hà Ngọc Tú) làm xe của Lợi té ngã ra đường. Hai bên xảy ra cãi cọ, bất ngờ bạn của Mỹ là Hà Ngọc Tú nhảy xuống xe, cầm mủ bảo hiểm đến đánh vào tay Lợi, hậm hực nhưng thấy yếu thế nên không chống lại mà Lợi đã bỏ chạy.
Khi đi đuợc một đoạn đến giữa cầu thì Phạm Hoàng Thanh chạy sau vượt lên hỏi “Có chơi bọn nó không?", Thấy nhóm của Mỹ hùng hậu quá, Lợi bảo mình ít người lấy gì mà chơi, tụi nó đông lắm. Để trấn an Khanh thò tay vào túi lấy ra con dao bấm đưa cho Lợi và giảm ga chạy lùi lại sau.
Lúc này nhóm của Mỹ gồm hai xe tiếp tục chạy cùng hướng và vượt lên kèm Lợi vào giữa, rồi bất ngờ Mỹ vói tay đánh Lợi. Sẵn con dao, Lợi vói tay đâm luôn 2 nhát vào phía ngực trái của Mỹ, sau đó tháo chạy. Thấy Mỹ bị đâm, nhóm bạn đã cùng nhau đưa đi cấp cứu, nhưng khi đang trên đường đến Bệnh viện Sài Gòn thì Mỹ tắt thở.
Sau khi đâm Mỹ nhóm của Lợi tiếp tục chạy đến ngã tư Hoàng Diệu-Vĩnh Khánh (phường 9, quận 4), thì bất ngờ có hai thanh niên đuổi theo đánh (nghi là bạn của nhóm anh Mỹ). Lợi bỏ xe chạy thì gặp công an phường 5 bắt, tại đây Lợi đã khai nhận toàn bộ sự việc.
Con dại cái mang
Đây là vụ án tương đối phức tạp, bởi hung thủ gây án đang trong độ tuổi vị thành niên, đến ngày gây án Lợi mới tròn 15 tuổi 5 ngày, còn bị cáo Khanh 16 tuổi. Vì thế cần phải xét đến trách nhiệm của bậc cha mẹ của bị cáo đối với hậu quả gây ra. Hơn nữa trong vụ án này phía cha mẹ của cả hai bị cáo đều tỏ ra rất lơ đễnh trong việc quản lý giáo dục con cái.
Khi được chủ tọa hỏi tại sao ông bà chỉ có một người con mà sao không cho ăn học để xảy ra nông nỗi? thì ông Phan Công Danh bối rối do gia đình tui không có điều kiện. Khó khăn là một phần, nhưng trong những trường hợp có con phạm tội như thế này, phần lớn các bậc phụ huynh thường đưa ra cách biện hộ như thế này cho qua chuyện mà không chịu nhận ra những khuyết trách của mình.
Phan Văn Lợi (trái) và Phạm Hoàng Thanh trước vành móng ngựa.
Chủ tọa quay sang hỏi bị cáo Thanh có hay đi chơi đêm không? thì ông Phan Văn Thái (cha của bị cáo Thanh) còn trả lời tỉnh bơ cháu ngoan lắm, nó không hay đi chơi đêm. Những lần bị cáo lấy xe gia đình đi phạm tội phía gia đình biết không-HĐXX hỏi. Thưa không-ông Thái trả lời. HĐXX hỏi lại tại sao con cái đi chơi thâu đêm và mang cả xe máy nhà đi mà cha mẹ lại không biết? thì cha mẹ của hai bị cáo đều trả lời ậm ừ.
Thậm chí cho đến khi con cái mình ra vành móng ngựa, nhiều bậc cha mẹ còn không chấp nhận một thực tế là con mình bấy lâu đã hư đốn, sa vào tệ nạn. Gia đình ông Danh chỉ có Lợi là con một, dù nghèo nhưng từ nhỏ Lợi quen sống trong chiều chuộng, nên khi con đòi bỏ học ông cũng chiều luôn.
Nhiều người bảo ông Danh thương con bằng rước họa cũng chẳng sai. Chi tiết mà ai nhìn cũng thấy đáng trách cho cách thương con của ông Danh là ngay cả trong giờ nghị án, ông còn sai vợ lật đật chạy ra mua cả đồ ăn thức uống vào cho con. Không biết rồi tình thương của vợ chồng ông có giúp cậu quý tử quen sống nuông chiều lêu lổng ấy nhận ra lỗi lầm hay không.
Sau khi các quý tử nhà hai ga đình ấy gây tội tày trời, cha mẹ đều phải bòn mót vay mượn tiền khắp nơi để đền cho gia đình phía bị hại. Ông Danh, bà Mười làm thuê quanh năm cũng chỉ tạm đủ ăn, khi biết con gây đại họa, vợ chồng ông phải chạy vạy khắp nơi mới có đủ số tiền 60 triệu đồng mang sang tạ lỗi nhà nạn nhân, còn phía cha mẹ bị cáo Thanh phải đền mất 40 triệu đồng. Với những con người làm thuê lam lũ này, số tiền mà họ chi trả cho những đứa con phá phách là không hề nhỏ.
Tuy nhiên người ta hay nói, tuổi trẻ nông nổi, hơn nữa hai bị cáo không được giáo dục từ nhà trường nên dễ phạm tội. Phía luật sư bào chữa đều đưa ra những phân tích mong HĐXX xem xét giảm án như: Nguyên nhân xảy ra vụ việc là có một phần trách nhiệm của phía gia đình, không cho con cái ăn học (bị cáo Lợi chỉ học đến lớp 1 rồi bỏ, bị cáo khanh cũng chỉ đến lớp 7) nên nhận thức kém, dẫn đến hành động cạn nghĩ.
Bên cạnh đó một phần do cha mẹ ít theo sát, kèm cặp con cái nên tạo điều kiện để các bị cáo tụ tập chơi bời sinh thói xấu. Phía nhóm của nạn nhân cũng có những hành động sai trái, cậy đông người nên khiêu khích nhóm bị cáo Lợi, khiến bị cáo phải kháng cự lại nên mới xảy ra cơ sự.
Nhìn nhận hành động của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội nhưng đang trong độ tuổi vị thành niên, lúc phạm tội các bị cáo còn rất trẻ, nếu biết ăn năn thì còn có cơ hội làm lại cuộc đời. Cuối cùng HĐXX đã tuyên phạt mỗi bị cáo 8 năm tù giam.
Nhìn con bước lên xe thi hành án ngày hôm ấy, cha mẹ của các bị cáo đã khóc, khóc vì thuơng con, nhưng cũng khóc vì sự khoan hồng của pháp luật. Tám năm trời đủ để các bậc cha mẹ ấy nhận thức lại cách thương con mình sao cho phải, để sau này không còn một lần phải gánh họa từ những đứa con quý tử.
Kỳ Anh