Các trang rao vặt ở Việt Nam xuất hiện nhan nhản một thứ gọi là "sừng tê giác thật 100%", nhưng có hình thù khá kì dị, không giống với bất cứ loại sừng của loài động vật nào đã từng được biết tới.
Theo các chuyên gia, những chiếc "sừng" kiểu này thường được làm bằng nhựa tổng hợp và chỉ có tác dụng trang trí hoặc... khoe của, chứ tuyệt đối không được uống nếu không muốn rước thêm bệnh vào người.
Những chiếc "sừng" như vậy chỉ lừa được những người thừa tiền nhưng nhẹ dạ cả tin. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Chiếc "sừng" này được rao bán rất mùi mẫn: "Tôi có một cái sừng tê giác do ông nội tôi để lại (Thời ông tôi mua cách nay hơn 40 năm). Nay gia đình cần tiền nên bán. Ai có nhu cầu liên hệ... Bảo đảm hàng thật 100%".
Một cách làm nhái sừng tê giác khá công phu khác là dùng sừng trâu bò, chế tác qua các công đoạn tạo dáng, tạo màu, đánh bóng... Những chiếc sừng này khá giống sừng thật, không đem đi xét nghiệm gene thì khó có thể xác định được là của tê giác hay không. Ảnh: VTC.
Một chiếc sừng tê giác giả làm từ tóc người, được cơ quan chức năng tịch thu. Loại sừng dỏm này cũng rất khó nhận diện, vì khi đốt thử cũng có mùi khét lẹt như sừng thật.
Chiếc "sừng tê giác" này được nhiếp ảnh gia Mỹ Justin Mott chụp tại một gia đình ở Hà Nội. Chỉ có... Chúa, hoặc các nhà khoa học mới xác định được nó là hàng xịn hay dỏm.
Mẩu sừng tê giác "thật 100%, hàng mình mua được của mấy người dân tộc và mình đã thử rồi" này được rao bán với giá "cực bèo": 7 triệu đồng.
"Do nhà dư dùng nên bán lại cho những người nào cần sừng tê giác (loại tốt, màu đen, hàng thật, giả cho anh em luôn). Hồi trước có quen một người bộ đội người ta bán lại, xài rất ít còn lại cũng nhiều. Lúc trước mua gần 2000$, nay để lại cho anh em 1700$ (giá cả thương lượng cho anh em nào có thiện chí mua)".
Sừng tê giác bị nghi là giả tại một cửa hàng mỹ nghệ.
Chiếc "sừng" làm bằng nhựa này đã được bán cho một người dân ở Nghệ An với giá 240 triệu đồng. Ảnh: Báo CATP HCM.
Một chiếc "sừng" được làm nhái cực kỳ thô thiển.
"Sừng tê giác" và xương các loài động vật hoang dã bị cơ quan chức năng thu giữ tại Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Báo CATP Đà Nẵng.
"Cần bán 1 sừng tê giác còn nguyên, hàng chuẩn, không phải sừng trâu nước làm nhái hay bất kể chất liệu gì làm nhái", đây là lời quảng cáo cho chiếc "sừng" trong ảnh, được rao bán qua mạng.
"Khúc sắn dây" này được rao bán với giá hàng nghìn USD.
Để tránh tiền mất tật mang, người tiêu dùng cần nói không với mọi thể loại sản phẩm được gắn mác "sừng tê giác".
Theo Kiến thức