Truyền thuyết startup kéo theo câu chuyện về những người sáng lập thiên tài, những người đi ngược lẽ thông thường. Những người trẻ tuổi vào học những trường top đầu và rồi họ nghỉ học để tạo ra những công ty thay đổi thế giới. Bill Gates đã làm như thế mà Mark Zuckerberg cũng vậy. Richard Branson thậm chí còn chưa tốt nghiệp phổ thông. Những câu chuyện đều cho thấy rằng bằng cấp không phải là điều kiện tiên quyết cho thành công.
Nhưng với một số người, những câu chuyện này có thể mang đến ấn tượng sai lầm cho thế hệ trẻ.
Một nghiên cứu gần đây đã kiểm tra thái độ về giá trị của giáo dục trong giới công nhân và thanh niên ở Anh. Với ý kiến của sinh viên đại học ở London, nghiên cứu chỉ ra rằng rất nhiều sinh viên có xu hướng hoài nghi về giá trị của học tập có thể mang lại cho họ.
Cũng không quá ngạc nhiên vì sự hoài nghi của những sinh viên này bị đẩy lên bởi một loạt các yếu tố, bao gồm chi phí đắt đỏ và những khoản nợ phát sinh. Điều thú vị là đối với những người có cơ hội tiếp xúc với các doanh nhân, họ lại càng đặt ít niềm tin vào giá trị của học hành, họ cho rằng học tập là “cái giá cắt cổ” để dẫn đến thành công. Những sinh viên này thường sống trong khu vực nông nghiệp, bố mẹ họ, bố mẹ bạn bè họ và cả bạn bè họ đều là người làm thuê.
Một nhà nghiên cứu giải thích: “Sẽ khó hơn rất nhiều khi thuyết phục những bạn sinh viên từ tầng lớp lao động truyền thống rằng vào đại học là cách sử dụng thời gian và tiền bạc hợp lý. Bởi vì tất cả những người họ biết đều làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ.”
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thấy rằng có 2 điều khiến sinh viên củng cố niềm tin rằng việc học không thực sự quan trọng để thành công. Đầu tiên là những người bạn từng học đại học rồi đi làm với mức lương bèo bọt. Thứ hai là câu chuyện nổi tiếng của các doanh nhân thành công mà chẳng cần bằng cấp.
Tuy nhiên đằng sau những câu chuyện thành công kể trên còn ẩn chứa những câu chuyện khác. Bill Gates bỏ học nhưng ông đã học lập trình từ thưở 13. Lúc mà Mark Zuckerberg nộp đơn vào Harvard thì anh đã từ chối đề nghị mua công nghệ xây dựng cho phòng khám nha khoa cho cha anh của Microsoft.
Các chuyện bỏ dở việc học dường như giúp các doanh nhân thoải mái tìm kiếm thành công cho tương lai hơn. Có khi nào Evan Spiegel (Snapchat) sẽ không bỏ học ở Stanford nữa? Chắc chắn anh ta vẫn làm vậy. Còn Elizabeth Holmes của Theranos nữa. Liệu nếu vẫn ở lại trường, công nghệ của cô ấy có bị chỉ trích như hiện tại? Hay nó vẫn xảy ra nhưng muộn hơn?
Chẳng ai biết chắc chắn được điều gì. Điều quan trọng nhất mang lại thành công hay thất bại cho một doanh nghiệp là ở sản phẩm, dịch vụ mà họ phát triển, chứ không phải ở bằng cấp của người lãnh đạo. Bằng cấp không phải là điều kiện tiên quyết cho thành công.
Theo Trí thức trẻ