Syria: Dù chiến tranh hay đối thoại, SAA chắc chắn giành lại nguồn dầu mỏ từ SDF

Syria: Dù chiến tranh hay đối thoại, SAA chắc chắn giành lại nguồn dầu mỏ từ SDF

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 5, 26/10/2017 21:00

Những cuộc giao tranh nhằm giành lại các mỏ dầu đang diễn ra khốc liệt giữa các đơn vị bao gồm SAA, SDF và những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan.

SDF nắm bao nhiêu trữ lượng dầu?

Hiện tại, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), quân đội Chính phủ Syria (SAA) và những tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang giao tranh ác liệt tại chiến trường Deir ez-Zor, phía Đông Syria.

Theo nhận xét của chuyên gia Suliman Mulhem trên tờ Sputnik, dường như đó là cuộc chiến nhằm giành lại quyền kiểm soát đối với các mỏ dầu ở tỉnh này.

Quân sự - Syria: Dù chiến tranh hay đối thoại, SAA chắc chắn giành lại nguồn dầu mỏ từ SDF

Các chiến binh SDF tại Syria.

Cuối tuần trước, SDF đã chiếm quyền kiểm soát đối với mỏ dầu Al-Omar từ tay IS tại khu vực này.

Trước khi bùng nổ chiến tranh, nơi đây đã cung cấp cho Chính phủ Syria một lượng dầu lớn, chiếm một phần tư trữ lượng trong tổng số dầu mà nước này khai thác được, trung bình 8.000 thùng mỗi ngày.

Dưới 15% dân số Syria hiện tại đang sống ở những khu vực mà SDF kiểm soát, nơi bao trùm phần lớn biên giới khu vực Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.

Tuy nhiên, SDF đang nắm trong tay khoảng 80% trữ lượng dầu của quốc gia này, trong đó có các mỏ dầu lớn là Al-Omar và Derro ở Deir ez-Zor, Tishreen ở tỉnh Al-Hasakah cùng những mỏ khác dọc Syria.

Mặc dù Tổng thống Syria Bashar al-Assad và chính quyền của ông đang nuôi ý tưởng tổ chức đàm phán đối với người Kurd để thừa nhận quyền tự trị của tộc người này thời hậu chiến, nhưng Damascus sẽ khó mà chấp nhận sự kiểm soát quá đáng của SDF đối với trữ lượng dầu mỏ của Syria.

Có một sự thật rằng, nhiều mỏ dầu nằm ở bên ngoài những khu vực của người Kurd, khiến cho tình thế trở nên “dễ thở” hơn đối với Chính phủ Syria cùng lực lượng vũ trang và rộng hơn cả là người dân của nước này.

Theo các báo cáo, Chính phủ Syria và SDF đã thông qua thỏa thuận chia sẻ doanh thu đối với một số mỏ dầu ở miền Bắc Syria, nhưng vẫn chưa rõ liệu những thỏa thuận đó có kéo dài tới thời hậu chiến hay không.

Tuy nhiên, có thể thấy chắc chắn Chính phủ Syria sẽ không chấp nhận chia sẻ những mỏ dầu ở Raqqa và Deir ez-Zor, bởi ở những khu vực này, trước khi chiến tranh xảy ra là địa bàn sinh sống của hầu hết những người không thuộc tộc người Kurd.

Các đồng minh của Syria, đặc biệt là Iran, đã cấp dầu cho Damascus nhằm giữ nền kinh tế của quốc gia đang kiệt quệ này sống sót trong cơn khủng hoảng, nhưng Tổng thống Bashar al-Assad sẽ giảm phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài đối với nhu cầu dầu mỏ trong nước.

Mặc dù trữ lượng dầu và khả năng khai thác dầu của Syria hầu như không liên quan tới các “ông lớn” năng lượng trong khu vực như người hàng xóm Iraq. Damascus được cho là sẽ tìm cách thúc đẩy nền kinh tế yếu đuối trong nước và giảm nhu cầu nhập khẩu dầu.

Quân sự - Syria: Dù chiến tranh hay đối thoại, SAA chắc chắn giành lại nguồn dầu mỏ từ SDF (Hình 2).

Một mỏ dầu do SDF kiểm soát ở tỉnh Hassakeh. 

Dù Mỹ đang hỗ trợ về mặt quân sự đối với SDF trong quá trình diệt IS và tấn công các chiến đấu cơ thuộc về Không quân Syria, nhưng Tổng thống Trump dường như sẽ không can thiệp “tay chân” vào quá trình phòng vệ của SDF chống lại những cuộc giao tranh quy mô lớn của lực lượng ủng hộ Chính phủ Assad, vì nhiều lý do khác nhau.

Tấn công quân đội Syria và các lực lượng đồng minh ở quy mô lớn, Mỹ sẽ phải đối đầu với nguy cơ trả đũa của Nga theo một cách nào đó.

Bởi Moscow đã hỗ trợ rất tích cực Syria trong quá trình diệt trừ khủng bố.

"Tử huyệt" của SDF

Lực lượng dân quân Iraq thuộc Đơn vị Huy động Nhân dân (PMU) trước đây đã từng bày tỏ sự quan tâm với việc hỗ trợ các lực lượng ủng hộ Chính phủ tại Syria.

Lực lượng dân quân Iraq hiện đang chiến đấu tích cực với lực lượng Kurd Peshmerga ở phía Bắc Iraq, nhằm chiếm lại khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, họ có thể đồng thời triển khai các đơn vị tới Syria nhằm gây suy yếu Peshmerga.

Vì Iraq là đồng minh chủ chốt của Mỹ tại khu vực và đã nhận hàng tỷ USD viện trợ từ Washington, nên không có khả năng Lầu Năm Góc sẽ tấn công lực lượng Iraq ở Syria, bởi sẽ gây ra những ảnh hưởng không cần thiết đối với mối quan hệ chiến lược giữa hai bên.

Từ góc độ của SDF, có rất ít động lực khiến họ sa chân vào cuộc chiến với quân đội Syria và đồng minh của Damascus. Tại sao? Bởi SDF hiện không có chuyên môn cần thiết để vận hành các mỏ dầu và không có nhiều cơ hội xuất khẩu, do khu vực người Kurd ở Syria và Iraq đang bị các quốc gia láng giềng trở nên ngày càng thù địch. Đây cũng có thể xem là "tử huyệt" của SDF

Thay vì khởi động một cuộc chiến với Damascus xung quanh một số mỏ dầu, động thái có thể khiến SDF “công cốc”, thì lực lượng do Mỹ hậu thuẫn này có thể sử dụng đó như một phương tiện để mặc cả trong các cuộc đàm phán nhằm thiết lập khu tự trị.

Xem thêm: Quân Syria tiến tới thành trì cuối của IS ở Al-Bukamal, phối hợp với Iraq diệt địch

D.T

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.