Trong hoạt động mua bán vũ khí Nga-Syria, được chuyển giao cuối cùng là mấy chục hệ thống pháo/tên lửa phòng không 96K6 Pantsir-S1, hệ thống này có khả năng tiêu diệt tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.
Hệ thống Pansir-S1 tiên tiến của Nga
Hệ thống Pantsir-S1 (mẫu năm 1995) được trang bị 12 tên lửa 9М335, bề ngoài và về cấu tạo giống với tên lửa 9М311 của hệ thống pháo/tên lửa phòng không Tunguska (9M335 có tầm bắn tăng lên đến 12 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu tăng lên đến 8 km; tên lửa sử dụng động cơ mạnh hơn, phần chiến đấu nặng hơn, đường kính tăng lên đến 90 mm).
Tên lửa có thời gian bay ngắn ở giai đoạn khởi tốc và có tốc độ cao. Khu vực sát thương về tầm bắn là 12 km, về độ cao là 8 km. Phần chiến đấu gồm các phần tử thanh xuyên sát thương, có trọng lượng 20 kg. Tên lửa sử dụng cơ cấu lái khí động, chi phép tên lửa cơ động trong khi bay.
Hệ thống có thể dẫn đồng thời đến 3 tên lửa bằng hệ dẫn lệnh vô tuyến. Trong các hệ thống đó, việc điều khiển tên lửa được thực hiện qua các lệnh vô tuyến được phát từ phương tiện mang.
Trang bị pháo của Pantsir-S1 gồm 2 pháo tự động 1 nòng 2А72 cỡ 30 mm, cấp đạn bằng 2 băng dây lắp đạn phá-mảnh-cháy và xuyên giáp. Module chiến đấu được lắp trên thùng xe chiến đấu, bao gồm 2 khối x 6 quả tên lửa phòng không, 2 khẩu pháo bố trí ở phía trong các ống phóng tên lửa, đài radar phát hiện mục tiêu; và đài bám mục tiêu và tên lửa. Hệ thống điều khiển hỏa lực còn có một kênh quang học.
Pansir-S1 trên cơ sở bánh lốp
Việc Pansir-S1 hạ gục Tomahawk không phải là điều viễn tưởng hay quá khó khăn. Trên thực tế, Tomahawk có kích cỡ tương đối lớn, cỡ một UAV, tốc độ bay chậm và hành trình cố định. Mặc dù Tomahawk khó phát hiện đối với các tên lửa phòng không tầm xa nhưng ở tầm gần như Pansir-S1 điều đó không phải là khó khăn. Tomahawk có chiều dài không có bộ phận phóng tới 18 ft 3 in (5,6 m), có bộ phận phóng tới 6,2m; đường kính 0,52 m và sải cánh 8 ft 9 in (2,7 m). Với động cơ phản lực cánh quạt đẩy Williams International F107-WR-402 sử dụng nhiên liệu TH-dimer, Tomahawk có tốc độ bay cận âm (880 km/h).
Một cải tiến lớn với Tomahawk là khả năng chiến tranh trung tâm mạng, sử dụng dữ liệu từ nhiều cảm biến (máy bay, UAV, vệ tinh, binh sĩ dưới măt đất, xe tăng, tàu chiến) để tìm kiếm mục tiêu của mình. Nó cũng có khả năng truyền dữ liệu từ các cảm biến của mình tới các phương tiện đó. Nó sẽ là một phần của lực lượng kết nối mạng đang được Lầu năm góc triển khai.
"Tomahawk chiến thuật" có ưu thế nhờ một đặc tính bay duy trì trên đường bay của tên lửa và cho phép những người chỉ huy thay đổi lệnh cho tên lửa tấn công vào một mục tiêu mới. Nó có thể được tái lập trình trong khi bay để tấn công những mục tiêu đã được chỉ định trước với những tọa độ GPS được lưu trữ trong bộ nhớ hay những tọa độ GPS khác. Ngoài ra, tên lửa còn có thể gửi dữ liệu về tình trạng của mình về sở chỉ huy. Nó được đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ vào cuối năm 2004.
Tên lửa Tomahawk không có khả năng chuyển hướng linh hoạt theo các mục tiêu động
Tuy nhiên, Tomahawk không có khả năng điều khiển chiến thuật mà nói đơn giản là không thay chuyển hướng chúng khỏi các tọa độ định sẵn của mục tiêu. Như vậy, tên lửa không có khả năng “đuổi theo” các mục tiêu động. Nói một cách đơn giản, nếu liên tục di chuyển một xe bệ phóng tên lửa Scud hay Buk thì Tomahawk không thể “đuổi kịp” nó. Trong tất cả các cuộc xung đột vũ trang có sử dụng Tomahawk, các tên lửa này chỉ được dùng để tấn công các mục tiêu tĩnh, điều này có lẽ cũng sẽ xảy ra hiện nay.
Hệ thống Pantsir chính là được dùng chủ yếu để tác chiến chống tên lửa hành trình bay thấp như Tomahawk và các mục tiêu bay thấp cơ động của đối phương lọt qua được hàng rào phòng không. Các cuộc thử nghiệm Pantsir đã cho thấy rằng, hệ thống có khả năng bắn hạ các tên lửa bay thấp, kể cả ở độ cao nhỏ kỷ lục là 15 m.
Nga đã chuyển giao cho Syria 36 hệ thống 96K6 trong giai đoạn từ năm 2008-2011 theo hợp đồng năm 2006 bao gồm 50 hệ thống 96K6 và đến 700 tên lửa đi kèm.
Theo Telegrafist