Syria: Lý do Mỹ thất bại trước Nga là vì ôm đồm quá nhiều và là kẻ "nói hai lời"?

Syria: Lý do Mỹ thất bại trước Nga là vì ôm đồm quá nhiều và là kẻ "nói hai lời"?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 19/11/2018 13:18

Việc Mỹ không có một mục đích cụ thể ở Syria cũng như cố gắng làm hài lòng quá nhiều người chơi khác chính là lý do nước này thất bại ở quốc gia Trung Đông.

Tiêu điểm - Syria: Lý do Mỹ thất bại trước Nga là vì ôm đồm quá nhiều và là kẻ 'nói hai lời'?

Thất bại của Mỹ là muốn quá nhiều thứ ở Syria.

Những tuyên bố gần đây của quan chức Mỹ liên quan đến việc hoạch định chính sách ở Syria đã cho thấy một bức tranh mà Mỹ đang ôm đồm quá nhiều thứ và cố gắng làm hài lòng quá nhiều diễn viên tham gia tại đây, theo Jerusalem Post.

Từ mục đích chống khủng bố IS ban đầu, Mỹ đã chuyển sang mục tiêu tận dụng sự hiện diện quân sự ở miền Đông Syria nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của Iran khỏi quốc gia này. Đồng thời, Washington muốn "ổn định" các khu vực trước đây do IS kiểm soát để ngăn chặn mối họa khủng bố quay trở lại.

Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran, Nga và những người tham gia khác đều đang tìm cách lật đổ chính sách lâu dài của Mỹ ở quốc gia Trung Đông.

Vấn đề mà Mỹ phải đối mặt là việc nước này đã lừa dối hầu hết các đồng minh và đối tác của mình khi là người không giữ lời hứa và “nói hai lời”.

Điều này một phần là vì Lầu Năm Góc, bộ Ngoại giao và Nhà Trắng đều đang theo đuổi các chương trình nghị sự khác nhau. Lập trường của các cơ quan này được chia nhỏ thành một chương trình nghị sự ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ, một chương trình nghị sự chống IS và một chương trình nghị sự chống Iran.

Lý do mà Mỹ theo đuổi các chương trình nghị sự khác nhau chủ yếu đến từ kết quả của cuộc chiến chống IS đang dẫn đến những tình hình mới.

Khi mới bắt đầu ở Syria, Mỹ đã có một chương trình nghị sự để ủng hộ phe đối lập chống lại chính quyền Bashar al-Assad trong sự kiện mùa xuân Ả Rập năm 2011.

Sau đó IS đã xuất hiện và Lầu Năm Góc bắt đầu lên kế hoạch để tiêu diệt IS trong năm 2014. Điều này trực tiếp dẫn đến một quan hệ đối tác với Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) và đảng Liên minh Dân chủ (PYD) ở miền Đông Syria - các lực lượng chính giúp Washington chống lại IS.

Hai chương trình nghị sự nổi lên, một chương trình để loại bỏ chính quyền Assad và một để đánh bại IS. Tuy nhiên, cả hai chương trình này không hề tương thích với nhau, bởi vì một khi đánh bại IS xong thì người Mỹ phải trả các lãnh thổ trở về cho chính quyền Syria.

Tuy nhiên, Mỹ lại không muốn điều đó và kiếm lý do ở lại bằng cách chuyển mục tiêu từ chống lại chính quyền Assad sang phản đối sự hiện diện của Iran tại Syria.

Đặc phái viên đặc biệt của Mỹ về vấn đề Syria James Jeffrey gần đây đã nói rằng, Mỹ muốn ở lại miền Đông Syria để hạn chế sự mở rộng của Iran. Ông muốn đảm bảo với Thổ Nhĩ Kỳ rằng, những lo ngại của họ về việc Mỹ làm việc với PYD – lực lượng mà Ankara mô tả là có liên hệ với đảng Công nhân người Kurd (PKK) - là một vấn đề có thể thấu hiểu được.

Ông gọi đó là "tin xấu" cho Mỹ khi làm việc với "nền tảng" này ở miền Đông Syria. Ban đầu Mỹ coi đó là một quan hệ đối tác “chiến thuật, tạm thời và giao dịch” để chống lại IS. Nhưng Mỹ đã dần thay đổi sứ mệnh của mình, khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng rằng những cam kết khác của Washington đối với họ cũng thay đổi theo.

Tiêu điểm - Syria: Lý do Mỹ thất bại trước Nga là vì ôm đồm quá nhiều và là kẻ 'nói hai lời'? (Hình 2).

Nga và đồng minh hy vọng việc gây áp lực sẽ khiến Mỹ cuối cùng phải rời bỏ Syria.

Iran và chính quyền Syria hiện đang nỗ lực với đồng minh Nga để gây áp lực lên sự hiện diện của Mỹ ở miền Đông Syria. Các báo cáo cho rằng một cuộc không kích của Mỹ đã giết chết thường dân vào cuối tuần trước là một phần trong chiến dịch truyền thông để công kích hình ảnh của nước này.

Nga đã phê phán vai trò của Mỹ ở Raqqa, miêu tả thành phố như một thảm họa trong việc tái thiết và là một nền tảng cho chủ nghĩa cực đoan sinh sôi. Trong ngắn hạn, Mỹ đang bị cáo buộc là quản lý các khu vực được giải phóng khỏi IS một cách sai lầm.

Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ muốn khuấy động tranh cãi ở hầu hết các khu vực Ả Rập Sunni ở miền Bắc Syria và Manbij. Thổ Nhĩ Kỳ muốn loại bỏ YPG khỏi Manbij, Tel Abyad và các khu vực khác. Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn chứng minh rằng Mỹ không thể kiểm soát và mang lại sự ổn định ở những khu vực này.

Tuy nhiên, Washington vẫn đang cố gắng cân bằng mọi thứ tốt nhất có thể, hy vọng sẽ thuyết phục được những lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi khuyến khích Các lực lượng dân chủ Syria (SDF), bao gồm YPG, tiếp tục chiến đấu với IS.

Một trong những vấn đề đáng lưu ý là việc Mỹ có xu hướng đối xử với đồng minh người Kurd của mình như thể họ chỉ là đồng minh “qua đường”.

Từ những tuyên bố của Washington, người Kurd cũng hiểu được rằng, người Mỹ sẽ có ngày rời khỏi miền Đông Syria hoặc từ bỏ họ để quay trở lại với Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này dẫn đến những lo ngại rằng sự bảo vệ của Mỹ là tạm thời hoặc thậm chí không ổn định.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhìn thấy ở người Mỹ điều tương tự. Đối với các đối thủ của Mỹ, đặc biệt là Iran và Nga, chương trình nghị sự lằng nhằng và ôm đồm của Washington chính là cơ hội để họ chia rẽ đồng minh của nước này.

Iran và Nga cũng nghĩ rằng sự hiện diện của Mỹ cuối cùng sẽ kết thúc nếu họ chỉ cần chờ đợi đủ lâu hoặc tiếp tục gây áp lực cho Mỹ dọc theo thung lũng Euphrates hoặc ở miền Bắc Syria bằng cách làm việc với Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là cách mà Mỹ đã bị đánh bại vào năm 2013 khi Washington cho thấy sự hời hợt trong việc thực hiện mục tiêu chính của mình là đối đầu với chính quyền Assad.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.