Syria: Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Afrin - Cơn đau đầu mới của ông Putin

Syria: Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Afrin - Cơn đau đầu mới của ông Putin

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 3, 23/01/2018 16:57

Mới một tháng trước, Tổng thống Nga V. Putin có chuyến thăm tới Syria và tuyên bố chiến thắng trong cuộc nội chiến mà Moscow đã giúp đỡ Damascus đảo ngược tình thế. Tuy nhiên, việc giành lại hòa bình và gìn giữ nó, tới nay vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt sau khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định kéo quân tới đánh người Kurd ở Afrin.

 

Tiêu điểm - Syria: Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Afrin - Cơn đau đầu mới của ông Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Syria Assad.

Giống như mọi diễn biến khác đang xảy ra tại Syria, việc Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành tấn công nhằm vào các chiến binh người Kurd ở biên giới phía Nam nước này là một vấn đề đối với ông Putin.

Với tư cách một đồng minh, quân đội Nga đã và đang giúp đỡ Tổng thống Syria Bashar al-Assad chiếm lại hầu hết lãnh thổ mà trước đó nằm dưới sự kiểm soát của các phiến quân và lực lượng khủng bố. Vừa qua, Kremlin dự định sẽ chuyển giai đoạn thứ hai của chiến dịch tại Syria sang những nỗ lực đàm phán ngoại giao, và hợp pháp hóa sự nắm quyền của ông Assad, nhưng tới nay những nỗ lực đó đang gặp trục trặc nghiêm trọng.

Những phiến quân đối lập do phương Tây hậu thuẫn đang tỏ thái độ không hợp tác với những cuộc đàm phán do Nga tổ chức. Do đó, hội nghị về Syria của ông Putin diễn ra tại Sochi trong tuần tới sẽ chỉ là một cuộc trò chuyện giữa các đồng minh của chính quyền Assad, dù trước đó nó được thông báo “sẽ là một bước tiến dài đối với tương lai Syria”.

Bên trong Syria, lính Nga cũng luôn đối mặt với những nguy hiểm. Tháng này, họ đã bị tấn công bởi một loạt máy bay không người lái được điều khiển qua vệ tinh nhằm vào các căn cứ hải quân và không quân của Moscow tại Syria.

Dẫu vậy, Nga đã chặn đứng cuộc tấn công trong khi kẻ đứng sau vụ việc vẫn còn là ẩn số. Kremlin đã chỉ tay vào Mỹ, nhưng Washington bác bỏ cáo buộc này.

Có thể nói, Nga đang rơi vào thế bế tắc trong việc giải quyết tình hình ở Syria khi cả những nỗ lực bên trong và bên ngoài đang có nguy cơ bị phá hoại. 

Trong bối cảnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chiến dịch quân sự mang tên Nhành Oliu vào cuối tuần trước tại thành phố Afrin ở phía Tây Bắc Syria.

Chiến dịch này có thể sẽ mở ra một mặt trận mới trong cuộc xung đột mà Nga đang cố gắng ngăn chặn. Năm ngoái, ông Putin được đánh giá là đã giành được thắng lợi ngoạn mục khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ký kết kế hoạch nhằm ổn định Syria. Tuy nhiên, tình thế nay đang thay đổi.

“Người Thổ đang khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Tình hình vốn đã rất phức tạp: Trong khi chúng tôi đang cố gắng thúc đẩy các tiến trình hòa bình thì chính quyền Assad lại không thuyết phục, còn các nhóm đối lập từ chối tham gia.

Nếu bồi thêm những leo thang quân sự, chúng tôi sẽ bị đặt vào một tình thế nghiêm trọng”, bà Irina Zvyagelskaya, một chuyên gia Trung Đông tại viện Nghiên cứu Đông Phương ở Moscow, cho biết.

Theo Bloomberg, trong ngắn hạn, Nga có thể đã đẩy tình hình thành ưu thế cho Moscow.

Khi ông Putin đưa quân tới Syria vào năm 2015, người đồng cấp Mỹ khi đó là ông Barack Obama đã dự đoán rằng Kremlin sẽ sa lầy tại quốc gia này. Nhưng không, với một lực lượng tương đối hạn chế, Nga đã đạt được mục tiêu chính của mình.

Tiêu điểm - Syria: Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Afrin - Cơn đau đầu mới của ông Putin (Hình 2).

Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện chiến dịch ở Afrin khiên Nga rơi vào thế khó.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, dù ông Putin phải đối mặt với khó khăn nào đi chăng nữa thì họ cũng không rơi vào tình huống mà quân Mỹ gặp phải tại Iraq sau khi lật đổ Saddam Hussein vào năm 2003.

Dẫu vậy, không kể tới chiến dịch Nhành Oliu của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay thì Kremlin vẫn gặp những trở ngại nhất định đến từ phía Mỹ. Hiện Washington đang duy trì khoảng 2.000 lính tại Syria, cùng với các chiến binh người Kurd chiếm khoảng một phần tư diện tích quốc gia Trung Đông này.

Nhà Trắng tuyên bố sẽ còn hiện diện ở Syria trong tương lai và giúp đỡ người Kurd tạo dựng lực lượng an ninh với quy mô lên tới 30.000 người.

Theo ông Ayham Kamel, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Trung Đông và Bắc Phi của viện Nghiên cứu Á-Âu, sự có mặt của Mỹ là “một trong những vấn đề gây mất ổn định nhất” bởi rất khó có thể tưởng tượng được rằng chính quyền Assad sẽ chấp nhận “xẻ đất” cho Mỹ kiểm soát trong tương lai.

Thậm chí dù Syria có đồng ý thì một đồng minh quan trọng là Iran cũng sẽ không cho phép điều đó xảy ra, theo chuyên gia.

Ngoài Mỹ, các cường quốc phương Tây cũng đang tăng cường nỗ lực nhằm loại bỏ ông Assad ra khỏi chiếc ghế quyền lực ở Syria.

Theo ước tính, cần lên tới 300 tỷ USD mới có thể tái thiết quốc gia bị tàn phá thảm hại bởi chiến tranh này.

Mỹ và đồng minh sẽ “giữ lại số tiền viện trợ tái thiết dành cho những khu vực do Chính phủ Syria kiểm soát” nếu như ông Assad vẫn còn nắm vị trí chủ chốt trong chính quyền.

“Sẽ không có chứng nhận chiến thắng nào dành cho cả Moscow lẫn chính quyền Syria”, quyền trợ lý Ngoại trưởng đồng thời là người đứng đầu cục Các Vấn đề Cận đông của Mỹ, nói.

 “Nga vẫn đang đau đầu với những hỏi hóc búa và không có cách nào để giải quyết nó. Không ai có thể nói rằng chiến tranh sẽ kết thúc trong năm nay và các giải pháp chính trị sẽ làm được điều đó. Phải mất vài năm nữa”, ông Yury Barmin, chuyên gia nghiên cứu cấp cao về Trung Đông tại Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga, phân tích. 

Xem thêm: Giao tranh Afrin: Người Kurd Syria buộc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút lui

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.