Syria: Tính toán của Nga thành "tro bụi", Thổ Nhĩ Kỳ "đánh hay dừng"?

Syria: Tính toán của Nga thành "tro bụi", Thổ Nhĩ Kỳ "đánh hay dừng"?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 11/02/2021 18:55

Với việc chính quyền Joe Biden thay đổi chính sách Syria dưới thời Donald Trump, Thổ Nhĩ Kỳ dường như sẽ phải thay đổi chính sách của nước này.

Tiêu điểm - Syria: Tính toán của Nga thành 'tro bụi', Thổ Nhĩ Kỳ 'đánh hay dừng'?

Chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải thay đổi.

Mỹ thay đổi chính sách

Thông báo của Mỹ về việc tập trung vào cuộc chiến chống tàn dư khủng bố ở Syria thay vì bảo vệ các mỏ dầu trong khu vực có thể buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải suy nghĩ lại về chiến lược của nước này ở Syria, theo Arab News.

Trong động thái được coi là phá vỡ chính sách của chính quyền Donald Trump, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby hôm 8/2 cho biết, khoảng 900 quân nhân và nhà thầu Mỹ đã “rút lui” khỏi các mỏ dầu của Syria kể từ tháng 8 năm ngoái.

Động thái này diễn ra sau một thỏa thuận giữa công ty Delta Crescent Energy của Mỹ và người Kurd ở Syria.

Các lực lượng Mỹ trong khu vực “không được phép cung cấp hỗ trợ cho bất kỳ công ty tư nhân nào khác đang tìm cách phát triển các nguồn dầu mỏ ở Syria”, ông Kirby cho biết thêm.

Với sự tập trung của Washington hiện nay là đánh bại khủng bố, câu hỏi đặt ra là liệu sự thay đổi chính sách này dưới thời chính quyền Joe Biden có thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế lại chính sách Syria của mình hay không.

Navvar Saban, nhà phân tích quân sự từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Omran có trụ sở tại Istanbul, tin rằng động thái của Mỹ sẽ có ý nghĩa trên diện rộng.

“Mỹ đang hiện diện ở đó để chống lại IS bằng cách hỗ trợ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo. Sự hỗ trợ của Mỹ chỉ giới hạn trong việc dự phòng quân sự cho SDF”, ông nói với Arab News.

Trong báo cáo hàng quý mới nhất được công bố hôm 9/2, Lầu Năm Góc nói rằng các cuộc đụng độ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và SDF gần Ayn Issa đã làm suy yếu cuộc chiến chống lại IS của lực lượng này.

“Các lực lượng liên minh tiếp tục cố vấn cho SDF về các hoạt động độc lập chống lại IS. Tuy nhiên, SDF - vốn không có khí tài – phải dựa vào sự hỗ trợ từ của liên quân, bao gồm cả tình báo, giám sát, trinh sát và hợp tác với liên quân trong hầu hết các hoạt động chính”, báo cáo cho biết.

Tuy nhiên, Ankara chỉ trích sự hợp tác của Washington với SDF, tổ chức mà họ coi là khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ cũng lo ngại rằng sự hỗ trợ hơn nữa có thể khuyến khích người Kurd ở Syria tìm kiếm quyền tự chủ lớn hơn, cũng như truyền cảm hứng tương tự ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ đang chờ đợi

Tiêu điểm - Syria: Tính toán của Nga thành 'tro bụi', Thổ Nhĩ Kỳ 'đánh hay dừng'? (Hình 2).

Mỹ tuyên bố sẽ không "bảo vệ dầu" ở Syria.

Theo chuyên gia Saban, việc củng cố SDF sẽ khiến đường kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ được vẽ lại và sẽ loại bỏ các cuộc tuần tra chung giữa người Nga và người Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông.

“Đã có rất nhiều tuyên bố từ Thổ Nhĩ Kỳ về việc họ tiến vào khu vực này vì mối đe dọa khủng bố. Bây giờ, sau tuyên bố của Lầu Năm Góc, rõ ràng là một cuộc tiến công như vậy sẽ không còn xảy ra nữa”, ông nói.

Nhưng theo Caroline Rose, nhà phân tích cấp cao tại Trung tâm Chính sách Toàn cầu ở Washington, việc Mỹ chuyển đổi chính sách từ việc bảo vệ các mỏ dầu của Syria là một dấu hiệu cho thấy Lầu Năm Góc đang chuyển sang giai đoạn mới với trọng tâm chống lại IS ở phía đông bắc và hợp tác với các lực lượng địa phương như SDF.

“Sự phát triển này đang diễn ra song song với việc Mỹ rút quân ở Iraq, nơi Lầu Năm Góc đã rút khỏi 8 căn cứ và giảm lực lượng xuống còn 2.500 người”, chuyên gia này nói với Arab News.

Mặc dù việc tăng cường hợp tác giữa Mỹ và SDF sẽ được coi là không có lợi ở Ankara, Rose tin rằng không có khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ buộc phải phát động một chiến dịch quân sự chống lại các phần tử SDF tương tự như Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình năm 2019 hoặc Chiến dịch Cành ô liu vào năm 2018.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tìm cách tăng cường kiểm soát dải lãnh thổ mà họ quản lý trong khu vực - cái gọi là “hành lang hòa bình” - như một đối trọng với các đối thủ ở Syria và là điểm khởi đầu cho ảnh hưởng trong tương lai.

Joshua Landis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma, hoài nghi rằng thông báo mới nhất của Lầu Năm Góc sẽ buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải thay đổi chính sách.

“Ankara sẽ miễn cưỡng thực hiện bất kỳ động thái táo bạo nào chống lại Mỹ ở đông bắc Syria có thể gây phản cảm với chính quyền mới cho đến khi nào họ cảm thấy ưng ý với chính sách của chính quyền Bide”, ông nói.

Chuyên gia này cũng cho rằng, mục tiêu của Mỹ ở đông bắc Syria có thể đã không còn “bảo vệ dầu của Syria”, nhưng chiến lược cơ bản vẫn giữ nguyên.

"Mỹ sẽ không cho phép Damascus hoặc Ankara khai thác trữ lượng dầu của Syria ở khu vực đó".

"Đây là một động thái cho thấy Nhà Trắng không muốn dính dáng gì đến các chiến lược của chính quyền Trump trước đây”.

Trong nhiều năm, sự hiện diện của Mỹ trong khu vực được giải thích là một nỗ lực nhằm đạt được đòn bẩy chống lại và làm suy yếu chính quyền Tổng thống Assad, Nga và Iran. Nỗ lực đó vẫn không thay đổi.

“Mỹ tiếp tục ủng hộ quyền bán độc lập và quyền tối cao của người Kurd ở đông bắc Syria, bao gồm cả việc khai thác các nguồn dầu giàu có trong khu vực với sự hợp tác của công ty có trụ sở tại Mỹ”, chuyên gia Landis nhấn mạnh.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.