Cúm, sốt do virus, viêm phổi là những căn bệnh thông thường nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tấn công vào hệ miễn dịch khiến cơ thể con người mệt mỏi, thiếu sức sống.
Từ xa xưa, trong đông y, quả cơm cháy được ví như thảo dược dùng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, từ rối loạn tuần hoàn đến đau cơ và khớp. Một số nghiên cứu còn chỉ ra lợi ích tiềm tàng của loại quả này tới hệ miễn dịch.
Quả cơm cháy tươi 80% là nước, 18% là carbohydrate, ít hơn 1% là chất đạm và chất béo. Cây cơm cháy có hàm lượng cao các vitamin A, C, B6, sắt, kali và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Theo một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Australia), quả cơm cháy thực sự có đặc tính chống virus cúm.
Golnoosh Torabian, đồng tác giả nghiên cứu, cho hay các chất có trong quả cơm cháy có thể ngăn chặn virus cúm xâm nhập và sinh sôi trong tế bào cơ thể người.
Nó ức chế giai đoạn đầu của nhiễm trùng bằng cách ngăn chặn các protein virus chính chịu trách nhiệm cho cả sự gắn kết của virus và xâm nhập vào tế bào chủ.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng của huyết thanh được làm từ quả cơm cháy trên tế bào ở nhiều giai đoạn cúm khác nhau, bao gồm cả trước khi bị nhiễm và trong quá trình lây nhiễm virus cúm.
Một nghiên cứu tại Na Uy đã chỉ ra, quả cơm cháy giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi bị cảm cúm.
Các tình nguyện viên đã được sử dụng chiết xuất của loại quả này trong vòng một tuần kể từ khi triệu chứng cúm xuất hiện. Kết quả cho thấy cơ thể của họ hồi phục nhanh hơn trung bình 4 ngày đó so với dùng giả dược.
Dưỡng chất thực vật có trong huyết thanh này có “tác dụng ức chế nhẹ” khi virus cúm sắp lây nhiễm vào tế bào. Tuy nhiên, một khi tế bào đã bị nhiễm virus, các dưỡng chất tương tự có hiệu quả đáng kể trong việc ngăn chặn virus lây lan.
Các nhà nghiên cứu giải thích thêm rằng các đặc tính chống virus của quả cơm cháy là nhờ anthocyanidin.
Được biết, dưỡng chất thực vật này cũng có tác dụng chống oxy hóa, nghĩa là chúng có thể bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.
Trong Đông y, quả cơm cháy rất nổi tiếng với đặc tính chống cúm và cảm lạnh. Tuy nhiên, loại quả này không có tác dụng chữa khỏi bệnh 100%.
Tuy không có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, loại thảo dược này lại tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Ngoài khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch, quả cơm cháy còn sở hữu đặc tính chống viêm mạnh mẽ.
Stacy Mobley, bác sĩ tại Trung tâm tư vấn sức khỏe Ayurvedic cho biết, hiệu quả chống viêm phụ thuộc vào lượng bạn tiêu thụ mỗi ngày.
Mọi người không cần tiêu thụ quả cơm cháy hàng ngày hoặc coi đây là biện pháp nhất thiết để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Hãy dùng chỉ khi bạn mắc cảm lạnh hay cúm và cần hồi phục nhanh hơn.
Theo một trong những nghiên cứu đầu tiên về tác động của loại quả này đối với bệnh cúm, người uống nước quả cơm cháy trong vòng 48 giờ đầu tiên mắc bệnh nhận thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể sau đó.
Hoa cơm cháy có chứa khoảng 0,3% một loại dầu thiết yếu bao gồm các acid béo tự do và ankan.
Ngoài ra, hoa cơm cháy còn chứa các triterpenes alpha, beta-amyrin, acid ursolic, acid oleanolic, betulin, acid betulinic...
Người Mỹ bản địa sử dụng quả cơm cháy để điều trị nhiễm trùng, người Ai Cập cổ đại sử dụng để cải thiện làn da, những người khác sử dụng nó để điều trị như đau thần kinh tọa, đau đầu và cũng như thuốc lợi tiểu và nhuận tràng.
Ngày nay, quả cơm cháy đen không chỉ được ca ngợi vì giá trị dinh dưỡng mà còn trở thành một phần của nhiều món ăn ngon trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, ăn sống quả cơm cháy có thể khiến bạn bị ngộ độc. Đó là lý do tại sao chúng cần được nấu chín và có thể được tiêu thụ theo cách khác nhau như làm mứt, siro, rượu vang…
Nguyên Anh (Nguồn Tạp chí Nature)