Bản đồ tỉnh Leyte với thành phố Tacloban được đánh dấu màu sáng |
Đây là thành phố đầu tiên chuyển từ khu vực loại VIII lên một thành phố đô thị hóa cao, có số dân lớn nhất ở vùng Đông Visayas. Tacloban là trung tâm của vùng này, là cửa ngõ hàng không của khu vực, từng có thời gian ngắn là thủ đô đất nước, từ 20/10/1944 đến 27/2/1945.
Theo một điều tra của Học viên châu Á của Trung tâm Chính sách quản lý Philippines vào tháng 7/2010, Tacloban được xếp hạng thứ 5, là một trong 10 thành phố sôi động nhất ở Philippines, và xếp thứ 2 trong hạng mục thành phố đang phát triển.
Với số dân hơn 200.000 người, đây cũng được tin là thành phố bị siêu bão Haiyan tàn phá nặng nề nhất trên diện rộng vào ngày 8/11/2013.
Tacloban bên bờ biển xác xơ sau siêu bão Haiyan |
Lịch sử của thành phố
Tacloban được cho là chính thức tuyên bố trở thành một khu tự trị vào năm 1770, nhưng không có số liệu rõ ràng do siêu bão Haiyan đã cuốn đi tất cả. Vào năm 1768, Leyte và Samar được chia cắt thành hai tỉnh, có chế độ chính trị-quân sự riêng. Do vị trí chiến lược, Tacloban trở thành một khu vực thương mại quan trọng giữa hai tỉnh này.
Tacloban trở thành thành phố trung tâm của tỉnh Leyte từ ngày 26/2/1830 do có cảng biển thuận lợi, và cơ sở vật chất vững chắc và đầy đủ, và tuyên bố trở thành một đặc khu kinh tế theo Đao luật Cộng hòa số 760.
Sau khi Thượng tá Murray lãnh đạo quân đội Leyte, Tacloban mở cảng biển giao thương với các nước trên thế giới. Trước Thế chiến II, đây là một trung tâm văn hóa, xã hội, giáo dục và thương mại của tỉnh Leyte.
Tacloban bị Nhật đổ bộ trong hai năm bắt đầu từ năm 1942. Đây được xem là quãng thời gian đen tối nhất trong lịch sử thành phố. Tỉnh Leyte được giải phóng bởi quân đội Mỹ kết hợp với Philippines vào ngày 20/10/1944, và 3 ngày sau trở thành thủ đô tạm thời của Philippines cho tới khi quốc gia này độc lập hoàn toàn.
Tacloban được Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo phê chuẩn trở thành một thành phố đô thị hóa cao vào ngày 4/10/2008.
Về dân số
Đến năm 2010, dân số của Tacloban là 221.174 cư dân. Đây là một thành phố có nền văn hóa và ngôn ngữ đa dạng. Hầu hết dân cư mang hai dòng máu Bồ Đào Nha gốc hoặc Tây Ban Nha lai Philippines. Cho đến ngày nay, người dân Tacloban mang dòng máu pha trộn từ nhiều quốc gia như Tây Ban Nha và Philippines, người nhập cư nước ngoài và người gốc Leyte.
70% dân cư Tacloban là người theo đạo Cơ đốc giáo. 25% còn lại là người theo đạo Tin lành.
Bởi vì không có phân cách lớn về tôn giáo, một số cư dân Philippines sau hiểm họa thiên nhiên Haiyan đã rất thất vọng khi thấy nạn cướp bóc lẫn nhau hoành hành khắp nơi.
Về kinh tế
Tacloban là trung tâm kinh tế của khu vực Đông Visayas, Philippines, có thế mạnh về thương mại,du lịch, giáo dục, văn hóa, và chính trị. Đài phát thanh của địa phương có trụ sở ở thành phố là đài ABS-CBN.
Đây là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất của Philippines, với tỷ lệ nghèo đói thấp nhất đất nước (khoảng 9% so với tỷ lệ của toàn quốc là 30%), và là khu vực giàu có nhất ở Đông Visayas. Sân bay tạo nên một trung tâm giao thông trọng điểm của vùng.
Thảm họa kinh hoàng đối với người dân
Tacloban bị siêu bão Haiyan càn quét vào ngày 8/11/2013 (tên địa phương là bão Yolanda), gây thiệt hại nặng nề cho toàn thành phố. Những thi thể nằm la liệt trên đường phố, cây cối bị bật gốc. 80% nhà dân ở thành phố gần như bị bão Haiyan san phẳng hoàn toàn.
Chỉ huy Paul Kennedy của Hải quân Mỹ nói: “Tôi không tin được rằng không một kiến trúc đơn giản nào tránh khỏi sự tàn phá của siêu bão. Mọi tòa nhà, mọi ngôi nhà đều bị hủy hoại theo cách này hay cách khác.”
Gió lốc lật tung các mái tôn và ném chúng vào các tòa nhà trong thị trấn, nước lũ biến đường phố của Tacloban thành sông. Trong một bức ảnh của đài truyền hình ABS-CBN cho thấy , 6 ngôi nhà tranh đã bị nước lũ cuốn trôi ra xa tới 200 kilometres tới miền Nam Philippines.
Sân bay nội địa của thành phố Tacloban gần bờ biển, cách thủ đô Manila 360 dặm cũng nằm trong tầm phá hoại của siêu bão. Cột sóng cao 9 mét đã phá hủy hoàn toàn sân bay ở đây. Theo thủy thủ Mỹ Mike Wylie cho biết, đường băng bị phá hoại nghiêm trọng, tuy nhiên, máy bay quân sự dùng để tiếp tế vẫn có thể hoạt động được.
Cướp bóc diễn ra khắp nơi, và chính quyền địa phương hầu như đã tan vỡ, khi mà các quan chức thành phố cũng chính là những nạn nhân của cơn bão kinh hoàng này. Tổng thống Noynoy Aquino đã tuyên bố Tacloban chính thức lâm vào “tình trạng thảm họa quốc gia.”
Con số thương vong sau siêu bão Haiyan ở riêng thành phố Tacloban là 4000 người, theo thông bão của Tòa thị chính thành phố vào hôm thứ 6 (15/10).
C.K