Động thái trên đến sau khi quỹ đầu tư Mỹ Elliott Management hồi tháng 10 từng kêu gọi công ty Hàn Quốc nên tách đôi thành một công ty sở hữu và một công ty sản xuất.
Sức ép tái cơ cấu lên đến đỉnh điểm sau khi Samsung trải qua scandal tồi tệ của Galaxy Note 7.
Còn nhớ tháng 10 vừa qua, Samsung đã buộc phải ngưng sản xuất model smartphone “bom tấn” Galaxy Note 7 sau khi pin lỗi hỏng khiến cho nhiều điện thoại bị quá nóng và bốc cháy.
Samsung nói họ sẽ nhờ các nhà tư vấn bên ngoài thực hiện một cuộc xem xét toàn diện xem nên cải tổ cấu trúc công ty như thế nào là tối ưu nhất.
Công ty cho biết họ sẽ chi trả một nửa dòng tiền tự do cho các cổ đông trong năm 2016 và 2017 và gia tăng cổ tức năm 2016 lên 36% so với năm ngoái.
Để cải thiện chất lượng quản trị, công ty nói họ sẽ đề cử ít nhất là một người nước ngoài mới làm thành viên ban quản trị độc lập cũng như sẽ thành lập một hội đồng quản trị riêng.
Quỹ đầu tư Elliott Management cho rằng việc chia đôi công ty sẽ giúp làm đơn giản hoá cấu trúc công ty và khiến việc đánh giá tài sản của công ty dễ dàng hơn.
Hiện tại, các công ty bên trong Tập đoàn Samsung liên kết với nhau thông qua một mạng lưới sở hữu chép phức tạp, trong đó Samsung Electronics có liên hệ với nhiều công ty và chi nhánh khác của Samsung từ vận tải, đến công nghiệp nặng và bảo hiểm.
Điều này khiến các nhà đầu tư khó đánh giá giá trị của các công ty đơn lẻ.
Đề xuất tách công ty giành được sự ủng hồ từ một vài nhà đầu tư của Samsung và được cho là giúp cho gia đình sáng lập Lee có nhiều quyền kiểm soát hơn với công ty.
Cẩm Thịnh theo BBC