Tai nạn lao động nhiều nhất ở ngành khai thác mỏ

Tai nạn lao động nhiều nhất ở ngành khai thác mỏ

Thứ 5, 27/12/2012 23:55

Những ngành nghề để xảy ra nhiều tai nạn lao động nhất là: Khai thác mỏ, xây dựng (68 người chết, chiếm tỷ lệ 11,84% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động); gia công kim loại, lắp ráp cơ khí và các thợ có liên quan (37 người chết, chiếm tỷ lệ 6,64%)...

Ngày 21/2, Ban Chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia An toàn lao động – Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) đã tổ chức buổi họp báo triển khai “Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 14”.

Bất động sản - Tai nạn lao động nhiều nhất ở ngành khai thác mỏ

Chủ đề của Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ- PCCN lần thứ 14 là “Xây dựng văn hóa an toàn, phòng ngừa tai nạn lao động , bệnh nghề là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động" với các hoạt động chính như: Tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đến các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động; tiến hành kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại 100 doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Đồng Nai (đơn vị tổ chức lễ phát động); tổ chức các hội thao phòng chống cháy nổ ở các đơn vị và diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy và cấp cứu người bị tai nạn sau lễ phát động…

Việc lựa chọn và phát động chủ đề này nhằm tiếp tục khẳng định trách nhiệm, quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc thực hiện và bảo đảm vệ sinh an toàn lao động- phòng chống cháy nổ. Đồng thời kêu gọi doanh nghiệp, người lao động và mỗi gia đình thấy được lợi ích chính đáng và lâu dài của việc bảo đảm ATVSLĐ-PCCN đối với bản thân mình và toàn xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN giai đoạn 2011-2015.

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, năm 2011, cả nước đã xảy ra 5.896 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), trong đó TNLĐ chết người là 504 vụ với 574 người chết.

10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người nhất là TP Hồ Chí Minh (81 vụ TNLĐ chết người với 82 người chết), Bình Dương (40 vụ chết người với 40 người chết), Hà Nội (34 vụ chết người với 35 người chết), Đồng Nai (24 vụ với 25 người chết), Quảng Ninh (22 vụ với 25 người chết), Hải Phòng (15 vụ với 30 người chết), Đà Nẵng (15 vụ với 15 người chết), Hà Tĩnh (15 vụ với 15 người chết), Sơn La (14 vụ với 22 người chết), Thái Nguyên (13 vụ với 16 người chết).

Theo phân tích, các địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người ở mức cao trong năm 2011 vẫn là những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và sửa dụng điện.

Những ngành nghề để xảy ra nhiều TNLĐ nhất là: Khai thác mỏ, xây dựng (68 người chết, chiếm tỷ lệ 11,84% trên tổng số người chết vì tai nạn lao động); gia công kim loại, lắp ráp cơ khí và các thợ có liên quan (37 người chết, chiếm tỷ lệ 6,64%); thợ vận hành máy, thiết bị sản xuất vật liệu sản xuất (30 người chết, chiếm tỷ lệ 5,22%); lắp ráp và vận hành máy (20 người chết, chiếm tỷ lệ 3,48%).

Phan Chính


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.