Tai nạn từ đường sắt Cát Linh-Hà Đông:Chưa đảm bảo an toàn lao động?

Tai nạn từ đường sắt Cát Linh-Hà Đông:Chưa đảm bảo an toàn lao động?

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 2, 17/10/2016 16:17

PGS.TS. Hùng cho biết, vụ tai nạn đã thể hiện rõ công trình chưa đảm bảo về an toàn lao động, từ giàn giáo, đường đi cho công nhân, những tấm che chắn bên trên và hai bên.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 18h ngày 16/10, làm một nam công nhân đang làm việc trên khu vực nhà ga dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (đoạn gần siêu thị BigC Hà Đông, số 149, đường Trần Phú, phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) bất ngờ rơi xuống đất, bị thương nặng đang khiến cho dư luận lo ngại về mức độ an toàn mỗi khi đi qua công trình này.

Xã hội - Tai nạn từ đường sắt Cát Linh-Hà Đông:Chưa đảm bảo an toàn lao động?

 Nam công nhân bị rơi từ trên đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông xuống đường bị thương nặng

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên tại khu vực này xảy ra tai nạn nghiêm trọng, bởi trước đó, khoảng 4h sáng 28/12/2014, một đà giáo của nhà ga này cũng đã từng bị đổ sập khi công nhân đang đổ bê tông.

 

Xã hội - Tai nạn từ đường sắt Cát Linh-Hà Đông:Chưa đảm bảo an toàn lao động? (Hình 2).

 Đà giáo của nhà ga này cũng đã từng bị đổ sập khi công nhân đang đổ bê tông vào rạng sáng 28/12/2014.

Sáng 17/10, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về mức độ an toàn của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng: “Trong xây dựng cần phải tiến hành rất nhiều công đoạn, vụ tai nạn xảy ra vào tối 16/10 làm cho một công nhân bị thương có thể là do khâu giám sát chưa được tốt.

Chúng ta cần phải xem xét kỹ hơn mức độ an toàn, bảo hộ lao động cho các công nhân và những người thi công đã được đảm bảo chưa, có lẽ, do chúng ta quy trách nhiệm chưa hết nên mới dẫn đến nhiều tai nạn như vậy”.

Nói về nguyên nhân tai nạn, PGS.TS. Hùng cho biết: “Để xảy ra vụ tai nạn đã thể hiện rõ công trình chưa đảm bảo về an toàn lao động, từ giàn giáo, đường đi cho công nhân, những tấm che chắn bên trên và hai bên. Xây dựng là ngành thủ công nhất trong các ngành công nghiệp, cho nên tính đúng, sự thay đổi về thới tiết và các yếu tố bên ngoài hoặc có thể do công nhân vội vàng cũng có thể dẫn đến sự cố.

Bản thân người công nhân, đáng lẽ ra khi di chuyển cũng nên phải dùng một biện pháp thử (ví dụ như lấy chân dậm nhẹ lên đó xem có an toàn không) rồi mới bước lên đó”.

Xã hội - Tai nạn từ đường sắt Cát Linh-Hà Đông:Chưa đảm bảo an toàn lao động? (Hình 3).

 Khu vực trước khi nam công nhân bị rơi xuống đường

“Để xảy ra liên tiếp các vụ tai nạn như này, chúng ta cần phải xem xét trách nhiệm của tất cả các bộ phận liên đới từ giám sát, đơn vị thi công cho đến nhà thầu, ban quản lý”, PGS.TS. Hùng nói.

Trước đó, lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt (Ban QLDA đường sắt) đã lên tiếng xác nhận có nam công nhân bị rơi từ trên cao xuống mặt đường. Sự việc xảy ra vào lúc 18h10 tối 16/10, tại công trường thi công khu vực nhà ga Văn Quán (cách cầu Trắng Hà Đông khoảng 400m về hướng Ngã Tư Sở), thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cán bộ hiện trường của Ban đã cùng các đơn vị có mặt, nhanh chóng đưa công nhân vào bệnh viện 103 cấp cứu. Nhận được tin báo, lãnh đạo Ban QLDA đường sắt đã đến ngay hiện trường kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và vào bệnh viện thăm hỏi động viên nam công nhân và gia đình.

Thế Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.