Tại sao Hoàng hậu, phi tần, cung nữ phạm sai lầm bị giam vào lãnh cung?

Tại sao Hoàng hậu, phi tần, cung nữ phạm sai lầm bị giam vào lãnh cung?

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 2, 31/08/2020 10:31

Bất cứ cung tần, mỹ nữ nào trong hoàng cung đều phải run sợ khi nghe đến 2 chữ "lãnh cung".

Hai từ "lãnh cung" hiện vẫn chứa nhiều bí ẩn.

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, có một vùng đất giai nhân của riêng vua nằm trong Tử Cấm Thành, đó là nơi ở của 3.000 cung tần mĩ nữ được gọi là Tam cung lục viện.

Vào thời Minh, Thanh, các cung Càn Thanh, điện Giao Thái và cung Khôn Ninh được gọi là "Tam cung".

Cộng đồng mạng - Tại sao Hoàng hậu, phi tần, cung nữ phạm sai lầm bị giam vào lãnh cung?

Xung quanh Tử Cấm Thành ẩn chứa những bí mật kinh hoàng.

"Tam cung" này nằm ngay trục giữa của Cố cung.

Riêng "Lục viện" bao gồm những cung ở phía đông: Trai Cung, Cảnh Nhân Cung, Thừa Càn Cung, Chung Túy Cung, Cảnh Dương Cung và Vĩnh Hòa Cung.  

Một khi trở thành giai nhân của vua, vinh hoa phú quý không kể siết nhưng một khi phạm tội tày đình sẽ phải vào Lãnh cung. Dù là chính cung Hoàng hậu hay giai tần đều không tránh khỏi.

Hễ nghe đến cụm từ Lãnh cung, bất cứ cung tần, mỹ nữ nào trong hoàng cung đều phải run sợ.

Thực chất, đến thời điểm hiện tại, vị trí chính xác của Lãnh cung vẫn là điều bí ẩn, chỉ biết rằng nơi ấy lạnh lẽo, cô độc, thiếu thốn và có cả oán khí.

Cộng đồng mạng - Tại sao Hoàng hậu, phi tần, cung nữ phạm sai lầm bị giam vào lãnh cung? (Hình 2).

 

Lãnh cung thực chất là một nơi không cố định, cũng không phải cung điện, đây là nơi dùng làm nơi giam cầm các Vương phi, hoàng tử. Lại có quan điểm cho rằng, cung Càn Thanh và cung Trường Xuân chính là chốn bí ẩn này.

Những năm dưới thời Minh Hy Tông, Thành phi Lý Thị từng bị giam vào lãnh cung. Bấy giờ, lãnh cung nằm ở gian phòng phía Tây Ngự Hoa Viên. Nhưng tới thời Quang Tự, Trân Phi lại bị giam vào lãnh cung ở phía Bắc thuộc Các Cảnh Kỳ.

Cộng đồng mạng - Tại sao Hoàng hậu, phi tần, cung nữ phạm sai lầm bị giam vào lãnh cung? (Hình 3).

Trân Phi bị Từ Hi Thái hậu đày vào lãnh cung, ném xuống giếng chỉ vì là sủng phi của vua Quang Tự.

Những sử liệu triều Minh, Thanh cho thấy, trên thực tế, không bức hoành phi nào trong Tử Cấm Thành đề hai chữ "lãnh cung"

Tại sao Hoàng hậu, phi tần, cung nữ phạm sai lầm bị giam vào lãnh cung?

Cộng đồng mạng - Tại sao Hoàng hậu, phi tần, cung nữ phạm sai lầm bị giam vào lãnh cung? (Hình 4).

Lãnh cung tra tấn cung tần phi tử về tinh thần khiến ai nấy khi nghe đều khiếp đảm.

Bởi vì lãnh cung là nơi kinh hoàng khiến con người sợ hãi chính mình, nhìn thẳng vào những sai lầm của mình, từ đó khiến con người trầm uất u sầu sinh bệnh – có lẽ đây chính là hình phạt nặng nhất!

Thiếu vắng yêu thương của vua, thiếu người chăm sóc, không còn hiệu triệu người khác bằng mệnh lệnh, một khi sa chân vào lãnh cung, các vị phi tần khó có thể đắc sủng 1 lần nữa, thậm chí là chết thảm không ai biết đến.

Họ sẽ chỉ dành phần đời còn lại của mình để đi ra đi vào, sống cuộc đời lặng lẽ, tẻ nhạt.

Cũng bởi vậy mà từ xưa đến nay, nhiều người vẫn luôn cho rằng lãnh cung là mảnh đất nhiều âm khí, không may mắn.

Nhiều người phụ nữ, phi tần bị nhốt vào lãnh cung và phải chết ở đây khiến thế gian mặc định lãnh cung là chỉ dành cho phụ nữ. Bởi vậy, không nhiều người biết, trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, lãnh cung cũng được dùng để giam giữ đàn ông và kết cục của họ cũng bi thảm như những người phụ nữ - nơi đó được gọi là Tiêu Diêu.

Ngoài ra, một nhà nghiên cứu từng nhắc đến "An Lạc Đường", cũng là một lãnh cung. Những người phụ nữ già yếu, độc mệnh, chồng chết con chết, đau bệnh đều được đưa đến đây.

Lãnh cung là hai từ luôn ẩn chứa những câu chuyện li kì và kích thích trí tò mò của nhiều người. Và cho đến hiện tại ở Tử Cấm Thành, đây là 1 trong số những khu vực bị niêm phong không đón tiếp khách du lịch.

Nguyên Anh (Lược dịch)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.