Tại sao không thể mở cửa khi máy bay đang ở giữa không trung?

Tại sao không thể mở cửa khi máy bay đang ở giữa không trung?

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 2, 06/09/2021 11:58

Theo các nhà nghiên cứu, việc dùng tay không mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang ở độ cao hành trình (11.000 m) là bất khả thi.

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn đọc được các bản tin về việc hành khách mở cửa thoát hiểm trên máy bay nên lại càng sợ khi nghĩ đến tình huống có ai đó cố tình mở cửa này khi máy bay đang bay.

Nhưng các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi mua vé máy bay bởi thực tế chỉ có thể mở cửa từ bên trong khi máy bay còn ở dưới mặt đất, đang lăn bánh hoặc đậu. Khi máy bay đang bay đặc biệt là bay bằng (máy bay đạt đến một độ cao nhất định, thường là hơn 10.000 mét) áp suất bên trong máy bay luôn cao nên bạn không thể nào mở cửa máy bay được.

Một người đàn ông tên Joseph Daniel Hudek đến từ Tampa, Florida, Mỹ, đã cố mở cửa thoát hiểm khoảng 1 giờ sau khi máy bay Boeing 767 của hãng hàng không Delta khởi hành từ Seattle đến Bắc Kinh vào ngày 6/7/2017. Phi công buộc phải điều khiển máy bay quay đầu và đáp xuống sân bay quốc tế Seattle-Tacoma. Nhưng các chuyên gia chỉ ra Joseph không đủ sức mở cửa nếu chỉ dùng tay không dưới góc độ vật lý.

Áp suất bên trong cabin máy bay thông thường không bao giờ thấp hơn áp suất bên ngoài ở độ cao 2.400 m bên trên mực nước biển, theo John-Paul Clarke, giáo sư kỹ thuật hàng không kiêm Giám đốc phòng Thí nghiệm vận chuyển hàng không ở Viện Công nghệ Georgia.

Hơn nữa, cửa máy bay được thiết kế để mặt quay ra bên ngoài nhỏ hơn mặt quay vào trong cabin. Điều này khiến một người không thể đẩy cánh cửa đóng kín mở ra từ bên trong. "Trên thực tế, bạn phải kéo cánh cửa vào trong, xoay cửa lại trước khi đẩy cửa ra phía ngoài", Clarke cho biết.

Do cách thiết kế cửa, một người sẽ phải vượt qua sự chênh lệch áp suất để kéo cửa vào trong nếu máy bay đang ở độ cao trên 2.400 m. "Ở độ cao hành trình, sự chênh lệch áp suất vô cùng lớn", Clarke nói.

Theo ước tính của Clarke, nếu dùng tay không mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang bay ở độ cao hành trình (11.000 m) thì cần tác dụng lực hơn 10.750 kg, tương đương lực nhấc gần 2 con voi châu Phi hay 6 con hà mã đực trưởng thành.

Tuy nhiên, nếu máy bay ở độ cao dưới 2.400 m câu chuyện sẽ thay đổi. Lúc này áp suất được kiểm soát để tương ứng với áp suất bên ngoài, đó là lý do tai bạn chỉ đau khi máy bay hạ từ 2.400 xuống. Chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài máy bay rất nhỏ hoặc không có nên việc kéo cửa mở dễ dàng hơn nhiều.

Bên cạnh đó việc mở cửa sổ máy bay cũng không hề dễ dàng. Cửa sổ máy bay được thiết kế với ba lớp kính riêng biệt thường bằng acrylic chịu được áp suất lớn và lớp giữa được khoan một lỗ nhỏ giúp cân bằng áp suất trong ngoài tấm kính cũng như thoát hơi nước.

Thông thường khi máy bay bay bằng ở độ cao hơn 10.000m nhiệt độ bên ngoài có thể tụt xuống đến hơn -50 độ C nên chênh lệch nhiệt độ bên trong và ngoài sẽ tạo ra nhiều hơi nước và tuyết bám trên kính. Vì thế đôi khi bạn sẽ thấy một lớp tuyết mỏng trên kính, đó chính là hơi nước ngưng tụ khi khí từ bên trong khoang hành khách tiếp xúc với bề mặt kính lạnh.

Việc có đến ba lớp kính an toàn này để phòng trường hợp khi một trong hai tấm kính, mặt trong hoặc ngoài, bị vỡ nứt do áp suất thay đổi thì vẫn còn ít nhất hai lớp kính bảo vệ.

Chính vì vậy khó có khả năng một người dùng sức mạnh của mình đập vỡ (từ bên trong) đặc biệt khi máy bay đang bay. Do vậy các bạn có thể yên tâm ngồi ở gần cửa sổ vì vị trí này có khoảng không cho phép bạn dựa vào để ngủ dễ hơn mà vẫn an toàn.

Minh Hoa (t/h theo VnExpress, Tuổi Trẻ)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.