Được biết, Blackstone Group hiện sở hữu 20% cổ phần của Versace. Quỹ đầu tư này có kế hoạch bán số cổ phần đang sở hữu trong thỏa thuận mua lại của Michael Kors.
Trong đó, gia đình Versace sở hữu 80% cổ phần còn lại và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong công ty sau khi thương vụ mua bán này kết thúc. Theo nguồn tin thân cận chia sẻ với tờ Bloomberg có thể bà Donatella vẫn tiếp tục giữ cương vị giám đốc sáng tạo và ông Santo là chủ tịch hội đồng quản trị.
Tuy nhiên, các vòng đàm phán vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Được biết, cuộc “hôn nhân tỷ đô” của hai ông lớn trong ngành thời trang danh tiếng dự kiến sẽ được chốt vào tuần này.
Nhưng có vẻ các nhà đầu tư đang tỏ ra hoài nghi bởi tình hình hiện tại của Michael Kors đang bất ổn định.
Cổ phiếu của Michael Kors được niêm yết trên sàn New York đã có đợt sụt giảm vào đầu năm nay khi báo cáo doanh thu bán lẻ sụt giảm tại thị trường Mỹ dù tình hình kinh doanh vẫn khả quan tại châu Âu và châu Á. Sau đó giá cổ phiếu đã hồi phục và tăng 15% trong báo cáo kinh doanh quý mới nhất.
Tuy nhiên, khi thông tin về thương vụ thâu tóm Versace gần hoàn tất thì giá cổ phiếu này tụt giảm nghiêm trọng gần 9% xuống mức 66,33 USD (xấp xỉ 1,5 triệu đồng).
Trong quý I năm 2017, thương hiệu Mỹ này đã chứng kiến doanh thu ảm đạm chưa từng thấy, đến mức giới chuyên môn phải gọi là "thảm họa". Tình trạng ế ẩm đã buộc Michael Kors phải đưa ra quyết định cay đắng: Đóng cửa ít nhất 100 cửa hàng (bán đồ nguyên giá) trên toàn thế giới.
Mặc dù tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng vào ngày 25/7/2017, hãng sản xuất túi xách và phụ kiện thời trang danh tiếng của Mỹ Michael Kors vẫn quyết thâu tóm thương hiệu Jimmy Choo đình đám của Anh với giá 1,2 tỷ USD bằng tiền mặt.
Nhiều người tỏ ý nghi ngờ liệu bản sắc của Jimmy Choo liệu có được duy trì sau khi bị hãng đối thủ mua lại.
Tuy nhiên, cả hai hãng trên đều khẳng định rằng động thái này chỉ nhằm đẩy mạnh doanh thu của Jimmy Choo và đa dạng hóa danh mục kinh doanh của Michael Kors.
Thương hiệu Versace hiện có hơn 138 cửa hiệu xa xỉ trên toàn thế giới với thị trường chính tập trung chủ yếu tại châu Âu và châu Á. Giá trị hiện giờ được định giá khoảng 2 tỷ USD.
MK khởi đầu ở LongIsland vào năm 1981 và phát triển mạnh vào đầu những năm 2003. Đến nay, thương hiệu đã có thị trường rộng lớn toàn cầu chuyên các sản phẩm cao cấp trong ngành thời trang.
Quay trở lại thương vụ tỷ đô, tại sao Michael Kors lại làm như vậy?
Có lẽ trong thời gian gần đây, Michael Kors đang nỗ lực tăng cường các nhóm thương hiệu xa xỉ của mình nhằm cạnh tranh với các đối thủ mạnh như Louis Vuitton, Coach (nay là Tapestry), Hermes,vv…
Nếu thương vụ thành công, Michael Kors có thể hoàn toàn tự tin cạnh tranh được với các "ông lớn" trong làng thời trang đầy biến động cũng như góp phần vào sự ổn định của thương hiệu Michael Kors ?
Minh Anh (tổng hợp)