Tài xế ăn vạ khi bị ông Đoàn Ngọc Hải cẩu xe sẽ bị xử lý thế nào?

Tài xế ăn vạ khi bị ông Đoàn Ngọc Hải cẩu xe sẽ bị xử lý thế nào?

Phạm Thị Phương Quế

Phạm Thị Phương Quế

Thứ 2, 09/10/2017 14:18

Tài xế tự đập xe mình, lăn đùng ra đất để ăn vạ khi bị đoàn liên ngành quận 1 xử phạt vì đậu ô tô trên vỉa hè.

Pháp luật - Tài xế ăn vạ khi bị ông Đoàn Ngọc Hải cẩu xe sẽ bị xử lý thế nào?

Tài xế nằm ra đường ăn vạ. (Ảnh: Dân Việt)

Sự việc diễn ra vào tối 8/10, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch quận 1 (TP.HCM), dẫn đầu đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục chấn chỉnh, xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn quận. Trong lúc đoàn kiểm tra đi qua đường Cống Quỳnh (phường Nguyễn Cư Trinh) thì phát hiện một ô tô đậu trên vỉa hè.

Vì chờ mãi không thấy chủ xe, ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo lực lượng trật tự đô thị chuẩn bị niêm phong và lập biên bản xử lý thì tài xế xuất hiện. Người này nồng nặc mùi rượu, lao lên xe đóng cửa. Khi cán bộ yêu cầu ra ngoài làm việc thì tài xế tỏ ra bực bội, tự tay đập vào xe mình rồi lớn tiếng, cự cãi quyết liệt.

Sau đó, tài xế tới gặp ông Hải để thanh minh nhưng vị Phó Chủ tịch quận 1 vẫn cương quyết xử lý vi phạm, không bỏ qua. Không đạt được mục đích, tài xế này còn giả vờ cắn lưỡi, trợn mắt rồi lăn ra đường ăn vạ. Khi ô tô bị lực lượng chức năng niêm phong cẩu đi thì tài xế này bật dậy, chửi bới nặng lời với đoàn liên ngành.

Pháp luật - Tài xế ăn vạ khi bị ông Đoàn Ngọc Hải cẩu xe sẽ bị xử lý thế nào? (Hình 2).

Công an đưa người này về trụ sở. (Ảnh: Zing)

Sau đó, công an phường Nguyễn Cư Trinh điều xe chuyên dụng đến đưa tài xế về phường làm việc.

Trao đổi về những vấn đề pháp lý xung quanh vụ việc này, luật gia Đoàn Thị Thu Hằng - Thạc sĩ chuyên ngành luật Hình sự, khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, hành vi của tài xế thể hiện thái độ coi thường pháp luật, không văn minh và có thể bị xử phạt hành chính về hành vi chống người thi hành công vụ.

Luật gia Hằng phân tích, rõ ràng việc đoàn liên ngành quận 1 xử phạt tài xế vì đậu ô tô trên vỉa hè là đúng luật, đúng quy trình khi tiến hành lập biên bản và cẩu xe để xử lý. Tuy nhiên, tài xế lại không hợp tác mà có lời nói lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ làm giảm hiệu lực thực thi của đoàn kiểm tra liên ngành.

Bởi vậy, theo quy định tại Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình; hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ thì tài xế có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Vì tài xế chưa dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ nên chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Việt Hương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.