Không ít chuyên gia cho rằng, cần chính thức hóa hộ kinh doanh trong Luật doanh nghiệp, vì hộ kinh doanh - dù có ở quy mô, hình thức nào thì nguyên tắc đã kinh doanh thì phải tuân thủ Luật Doanh nghiệp và kinh doanh nhỏ hay lớn cũng là doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc đặt một thực thể kinh doanh vào đâu để điều chỉnh, không đơn thuần chỉ là việc có đạt được mục đích quản lý nhà nước về các chủ thể đó hay không? Cần nhìn nhận về ý nghĩa tồn tại, văn hóa hoạt động, những vấn đề lý luận pháp lý cần thiết liên quan về thực thể kinh doanh đó. Một khi hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, như bán bún, bán phở chẳng hạn - vẫn hoạt động tốt, vẫn có đầy đủ cơ chế truy thu, kiểm tra nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, vẫn bị ràng buộc bởi các quy phạm bắt buộc về kinh doanh, vệ sinh, an toàn, thì không nhất thiết cần tạo thêm gánh nặng cho những người chưa từng biết thế nào là quản trị, thế nào là điều hành doanh nghiệp hoặc thậm chí đơn giản chỉ là câu chuyện của hóa đơn, con dấu.
Cuộc trao đổi do báo điện tử Người Đưa Tin tổ chức, giữa ông Hirota Fushihara (chuyên gia pháp lý), ông Phan Đức Hiếu (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) và luật sư Bùi Hồng Dương (Giám đốc công ty Mito-U, chuyên về tư vấn quản lý) – sẽ cùng nhìn lại về sự tồn tại, cơ chế pháp lý đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cho đến nay, và “nút thắt” cần giải quyết khi đề xuất đưa loại hình này vào điều chỉnh theo cơ chế của Luật doanh nghiệp.
Nguyễn Quốc