Ăn cơm nguội thường xuyên có hại sức khỏe?
Nhiều người duy trì thói quen cất thực phẩm dư thừa sau bữa ăn vào tủ lạnh nhưng thực tế, nhiều người lãng quên việc bảo quản cơm nguội còn lại sau bữa ăn đúng cách vì không biết rằng cơm nấu chín chứa một số vi khuẩn có thể gây ngộ độc nếu không được bảo quản và hâm nóng đúng cách.
Thông tin trên Sức khỏe & Đời sống cơm nấu chín có thể chứa vi khuẩn có tên là Bacillus cereus. Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong đất và tạo ra độc tố gây ra các bệnh về đường tiêu hóa khi ăn phải và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh từ thực phẩm.
Sau khi ăn cơm nếu bạn hoặc người nhà có dấu hiệu nôn mửa và tiêu chảy trong vòng 1-5 giờ sau khi ăn cơm thừa không được bảo quản đúng cách rất phổ biến hãy cảnh giác với dấu hiệu ngộ độc thực phẩm. Lưu ý là rủi ro này không chỉ xảy ra với gạo. Bất kỳ loại ngũ cốc nào cũng có thể chứa vi khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách và có thể khiến một người bị bệnh nặng nếu không được bảo quản và hâm nóng đúng cách.
Theo ThS.BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9 BV Bạch Mai, cơm nguội hâm nóng có thể gây ngộ độc thực phẩm, nhưng cần phải lưu ý rằng nguyên nhân ngộ độc ở đây không phải là do việc hâm nóng mà là do cách thức bảo quản cơm trước khi hâm nóng chưa đúng cách.
Bác sĩ Chính cũng cho rằng, thông tin liên tục ăn cơm nguội hâm nóng gây ung thư dạ dày chưa thực sự xác đáng vì đối với người Việt Nam, thói quen ăn cơm nguội hâm nóng rất phổ biến và chưa ghi nhận trường hợp nào bị ung thư dạ dày vì ăn cơm nguội hâm nóng.
Thời gian để cơm nguội càng dài, độc tố càng sản sinh ra nhiều. Nguyên nhân là do thành phần chủ yếu của cơm là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa.
Các chuyên gia khuyến cáo tất cả các loại ngũ cốc đã nấu chín như cơm, xôi… nên được bảo quản lạnh để ngăn vi khuẩn Bacillus cereus phát triển. Bên cạnh đó, việc làm lạnh các sản phẩm tinh bột đã nấu chín như cơm, xôi còn có tác dụng làm giảm hàm lượng cacbohydrat có sẵn bằng cách tạo ra tinh bột kháng có lợi cho sức khỏe.
Cơm nguội hoàn toàn có thể gây ngộ độc do các bào tử vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt, vì vậy chúng vẫn tồn tại ngay cả sau khi cơm được nấu chín và hâm nóng. Nếu để cơm quá lâu ở nhiệt độ phòng có thể khuyến khích các bào tử phát triển thành vi khuẩn.
Mách bạn cách bảo quản cơm thừa đúng cách
Để bảo quản cơm thơm ngon, bạn nên cho cơm thừa nên được cho vào tủ lạnh không quá hai giờ sau khi nấu và có thể dùng được trong tốt nhất khoảng một ngày trong tủ lạnh. Việc làm lạnh các sản phẩm tinh bột đã nấu chín như cơm, xôi còn có tác dụng làm giảm hàm lượng cacbohydrat có sẵn bằng cách tạo ra tinh bột kháng có lợi cho sức khỏe. Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature cho thấy, việc làm nguội cơm ở 4°C trong 24h, sau đó đun, hâm nóng lại có tác dụng giảm lượng đường trong máu sau ăn ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 1.
Chia sẻ với Phụ nữ Việt Nam, ThS.BS Đặng Ngọc Hùng (Viện Nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng) chia sẻ: "Cơm nguội nếu không bảo quản đúng cách thì vi khuẩn Bacillus cereus có thể phát triển rất nhanh. Trong khi đó, nhiệt độ phòng môi trường lý tưởng để loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở".
Theo ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, thói quen ăn cơm nguội mà không bảo quản kỹ có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy...
Chuyên gia khuyến cáo cách bảo quản cơm nguội an toàn:
- Nên bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh khoảng 24h.
- Cơm nguội nên được bọc bởi 1 lớp màng bọc thực phẩm và để ngăn mát tủ lạnh.
- Ăn cơm nguội sau 2 tiếng thì nên hâm nóng.
- Cơm nguội chỉ nên hâm nóng tối đa 2 lần, nếu không thì dinh dưỡng trong cơm sẽ mất đi nhiều, nguy cơ ngộ độc cao hơn.
- Khi hâm cơm nguội nên để riêng ở một góc, không nên trộn chung cơm nóng, rưới thêm nước và bật lại chế độ nấu.
- Thời điểm nên cho cơm nguội vào nồi hấp nóng là lúc cơm vừa cạn nước chứ không phải lúc gần chín chuẩn bị ăn.
- Nên ăn cơm nguội trước để tránh phải hâm lại lần nữa.
- Nếu cơm có màu vàng, nhớt, mùi chua thì nên bỏ đi.
- Không hâm nóng cơm nguội nhiều hơn một lần.
Một số cách nấu cơm kiểu gì cũng thơm, dẻo
Cơm là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Thực phẩm này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp con người tràn đầy năng lượng và đủ dinh dưỡng.
Cách 1: Nhiều người lo lắng cho giấm vào cơm sẽ chua nhưng thực tế chỉ cần cho 1 thìa. Giấm sẽ giúp cho cơm trắng hơn, không bị dính. Ngoài ra, giấm sẽ bay mùi khi cơm sôi, đảm bảo cơm sẽ mềm và thơm vô cùng.
Cách 2: Một xíu muối sẽ giúp loại bỏ mùi hôi của gạo nếu có, khiến hương vị của cơm trở nên tinh tế hơn.
Cách 3: Thêm một lượng nhỏ dầu ô-liu hay dầu mè vào gạo, sau đó nấu sẽ giúp hạt cơm được bóng bẩy, mềm dẻo, ngon hơn rất nhiều. Đây là cách mà người Nhật đã dùng để tạo ra những chén cơm hấp dẫn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên cho dầu vào sau khi nấu chín cơm sẽ làm cơm bóng dầu, mùi dầu dậy lên khiến cơm khó ăn.
Cách 4: Gạo ngâm xong bạn cho vào vài cục đá lạnh nhỏ, để khoảng 15 phút thì bắt lên nấu bình thường. Đá lạnh sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu nước của gạo, nhờ vậy cơm được dẻo ngon hơn. Đồng thời, đá cũng làm tăng lượng axit amin và ngăn chặn enzym phân hủy chất ngọt trong gạo, giúp hạt cơm vẫn giữ được độ thơm và mang đến hương vị tuyệt vời hơn.
Cách 5: Có thể bạn chưa biết, nấu cơm với sữa tươi để tăng thêm hương vị cho gạo. Bạn cho sữa vào nước theo tỉ lệ 3:1 tức là 3 phần nước 1 phần sữa rồi nấu như bình thường. Khi cơm chín bạn sẽ thấy mùi thơm của sữa thoang thoảng kèm theo mùi gạo và hạt cơm ăn vào cảm giác được độ mềm dẻo.
Để đảm bảo sức khỏe chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo không nên hâm nóng cơm nguội, cơm thừa nhiều lần để tránh việc cơm bị bỏ ra ngoài nhiệt độ phòng rồi hâm nóng ăn không hết lại tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh để bảo đảm an toàn thực phẩm
Trúc Chi (t/h)