Tâm sự của một phụ nữ 2 lần đẻ thuê lấy khước

Tâm sự của một phụ nữ 2 lần đẻ thuê lấy khước

Thứ 6, 14/06/2013 09:35

Một số người tôi biết, sau khi cho thuê tử cung như tôi 1 hoặc 2 lần còn bị mắc những căn bệnh quái ác: lậu, giang mai… Thậm chí, họ làm phúc nhưng phải tội vì đã bị vô sinh vĩnh viễn khi chưa một lần làm mẹ.

Tôi sinh ra tại một vùng quê nghèo khó quanh năm lam lũ ở Hà Nam. Lên 7 tuổi, cha tôi trong một lần đi cày bị cảm mà mất. Chỉ còn tôi sống với mẹ của mình trong căn nhà tuềnh toàng hễ mưa là dột. Rồi năm tôi 17 tuổi, mẹ tôi cũng qua đời khi bà bị bệnh ung thư phổi mà chẳng có tiền thuốc thang. Bản thân tôi vì nhà nghèo nên cũng không được ăn học tử tế. Tôi nghỉ học khi đang học lớp 6 trường làng. 

Từ khi nghỉ học, tôi ở nhà làm ruộng và đi làm thuê làm mướn cho người ta lấy tiền rau cháo qua ngày. Tuổi dậy thì của tôi chưa từng biết tới một tấm áo mới, một thỏi son làm điệu. Nhiều lúc nhìn thấy chúng bạn đủ đầy mà tôi cũng tủi thân khôn cùng. Tôi mong một ngày may mắn, tôi sẽ gặp được bà tiên hiền từ ban cho tôi một cuộc sống đủ đầy, không phải ăn bữa nay lo bữa ngày mai.

> Đọc thêm: Tủi thân đám cưới chạy tang và chạy... thai

Gia đình - Tâm sự của một phụ nữ 2 lần đẻ thuê lấy khước
Nhớ lại những ngày tháng côi cút một mình trên cõi đời không còn cha mẹ, tôi biết chị ấy cũng khổ sở thế nào. Tôi gật đầu đồng ý làm phước không một điều kiện gì. Chỉ cần chị ấy có thể nuôi tôi những tháng thai kỳ là được.

> Đọc thêm: Yoni - mát xa gợi dục đầy ghê rợn, thô bạo của quý bà

Rồi khi không còn mẹ nữa, 17 tuổi tôi bơ vơ sống côi cút trên cõi đời. Vì ở quê nhà quá khốn khó và buồn tủi, tôi từ biệt quê khăn gói lên Hà Nội. Từ đây, để mưu sinh, tôi bán nước trà đá tại khoảnh sân bệnh viện Tim Mạch – Viện Bạch Mai Hà Nội. Hôm nào đông khách, thu nhập của tôi cũng được vài chục. Những hôm vắng khách hoặc trời mưa, tôi quay sang bán áo mưa dạo hay đi bán hàng rau thuê.

Rồi một ngày, đang ngồi bán nước chè giữa trưa nắng ở khoảnh sân trong viện, có một người phụ nữ vào thăm bệnh nhân cứ tiến lại hỏi han tôi. Chị nói, chị là V.B.N ở phường Quan Hoa, Cầu giấy. Chị kể, 10 năm nay chị chờ đợi sự xuất hiện của một đứa trẻ mà tin vui vẫn biệt tăm. 5 lần chị đã thụ tinh trong ống nghiệm thất bại, vì thế chị muốn tìm một cô gái trẻ khỏe mang thai hộ.

Nhớ lại những ngày tháng côi cút một mình trên cõi đời không còn cha mẹ, tôi biết chị ấy cũng khổ sở thế nào. Tôi gật đầu đồng ý làm phước không một điều kiện gì. Chỉ cần chị ấy có thể nuôi tôi những tháng thai kỳ là được.

Sau đó, tôi được vợ chồng chị đón về nhà và cho vào thành phố Hồ Chí Minh để “tìm con”. Để tránh rủi ro và những dị tật không đáng cho em bé, tôi được đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe và làm các xét nghiệm cần thiết trước khi mang thai.

Trong quá trình đi khám thai đến khi sinh nở, lẽ dĩ nhiên tôi không được khai tên thật của mình mà phải khai theo tên, tuổi của vợ chồng chị ấy để thuận lợi cho việc làm Giấy chứng sinh và Giấy khai sinh cho đứa trẻ. Điều này khá dễ dàng vì do hầu hết các bệnh viện đều không kiểm tra chứng minh nhân dân của người đẻ.

Mang thai đến tháng thứ 9, tôi được sinh mổ. Con ra đời là một bé gái hoàn toàn kháu khỉnh và rất đáng yêu. Từ biệt 2 vợ chồng anh chị, tôi ra đi với số tiền 40 triệu đồng anh chị biếu. Với tôi số tiền này tuy lớn, đủ cho tôi hoạch định một tương lai nhưng tôi thấy đó không phải là vấn đề tôi cần.

Tôi thấy hạnh phúc khi anh chị ấy cuối cùng đã được hưởng sự thiêng liêng vốn có của tình mẫu tử mà khát khao bao năm qua không thực hiện được.

2 năm sau ngày tôi “đẻ thuê” đứa con đầu tiên, một ngày tôi nhận được cuộc gọi thống thiết từ một phụ nữ. Người ấy nài nỉ, van xin tôi hãy giúp chị ấy. Chị ấy bảo nhờ anh chị N mà biết đên tôi.

Chị muốn tôi thêm một lần nữa “cho thuê tử cung”. Bởi qua anh chị N, chị biết tôi là một cô gái có sức khỏe đảm bảo, có nhân cách tốt… Tất cả những điều này “đảm bảo chất lượng” những yêu cầu chị ấy đề ra.

Rồi cũng vì thương người phụ nữ sắp phải ly hôn chồng vì không có con cái sau 7 năm chung sống, tôi lại gác công việc bán nước dạo thường ngày và mang thai hộ. Rồi cũng đến ngày mẹ tròn con vuông, nhưng lúc này tôi lại có cảm giác khác.

Những tháng ngày mang thai đứa con này, tôi cảm thấy chúng như là đứa con thật sự của mình vậy. Nhưng cuối cùng tôi vẫn đành lòng giao con lại cho vợ chồng anh chị hiếm muộn ấy.

> Đọc thêm: Phát điên khi thấy mẹ 'trong vòng tay' chồng mình

Gia đình - Tâm sự của một phụ nữ 2 lần đẻ thuê lấy khước (Hình 2).
Lần 2 vì thương người phụ nữ sắp phải ly hôn chồng vì không có con cái sau 7 năm chung sống, tôi lại gác công việc bán nước dạo thường ngày và mang thai hộ.

> Đọc thêm: Chồng yêu chị gái vợ, khuyên vợ 'tìm chỗ dựa khác'

Tới nay đã 4 năm nữa lại trôi qua, dù tôi vẫn là một cô gái độc thân, dù cuộc sống của tôi có vất vả nhưng tôi không còn làm nghề này nữa. Không phải là không có ai tìm đến thuê tử cung của tôi mà vì tôi nhất quyết gác kiếm. Bởi vì sau khi trao con là sự dằn vặt lương tâm, một nỗi đau tinh thần, một cảm giác ê chề và hối hận. Cảm giác này chẳng hiểu sao cứ đeo bám lấy tôi trong suốt cả cuộc đời.

Chưa kể, cái kim trong bọc lâu ngày cũng bị lộ, vì đẻ thuê 2 lần nên thi thoảng tôi vẫn phải đối mặt với sự dèm pha, những thương tổn tinh thần không gì bù đắp được. Đấy là tôi còn may mắn chán.

Bởi vì một số người tôi biết, sau khi cho thuê tử cung như tôi 1 hoặc 2 lần còn bị mắc những căn bệnh quái ác như: lậu, giang mai… Thậm chí, họ làm phúc nhưng phải tội vì đã bị vô sinh vĩnh viễn khi chưa một lần làm mẹ. Kết quả, họ không còn có thể tự sinh con đẻ cái cho mình nữa. 

Theo Sức khỏe & Gia đình

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.