“Tấn công nhân viên y tế dù lý do gì cũng không chấp nhận được”

“Tấn công nhân viên y tế dù lý do gì cũng không chấp nhận được”

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Chủ nhật, 29/10/2017 19:10

ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho rằng: “Tấn công nhân viên y tế đang tạo ra phản ứng dây chuyền và đây là điều đáng lên án, không thể chấp nhận dù với bất cứ lý do gì”.

Từ đầu năm đến nay, cả chục vụ việc bác sĩ, nhân viên y tế bị tấn công ngay tại trụ sở làm việc khiến dư luận bức xúc. Đặc biệt, chỉ trong 3 ngày từ 20-23/10 đã có 2 vụ việc bác sĩ bị tấn công nghiêm trọng khi đang cấp cứu cho bệnh nhân tại Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Vụ việc điều dưỡng viên của viện Pháp y tâm thần Trung ương 1 (huyện Thường Tín, TP.Hà Nội) bị một nam thanh niên dùng súng và dao khống chế sáng nay lại thêm một lần nữa cho thấy, tấn công nhân viên y tế thực sự đang “báo động đỏ”.

Xã hội - “Tấn công nhân viên y tế dù lý do gì cũng không chấp nhận được”

ĐBQH Phạm Văn Hòa.

 Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhìn nhận: “Hiện nay, ở các bệnh viện có hiệu ứng dây chuyền về việc người nhà và bệnh nhân hành hung bác sĩ, thậm chí là gây hậu quả nặng nề, bị truy tố trước pháp luật. Điều này khiến đội ngũ cán bộ y tế lo lắng, sợ hãi trong khi điều trị cho bệnh nhân.

Tôi nghĩ có thể hiểu những bức xúc của người nhà bệnh nhân ở một góc độ nào đó, nhưng hành động manh động, tấn công nhân viên y tế dù vì lý do gì cũng là quá đáng”.

“Tất nhiên, có thể có những hạn chế của đội ngũ y, bác sĩ trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, nhưng cần thông cảm với công việc “làm dâu trăm họ”. Họ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày, lúc nào cũng gặp bệnh nhân với hàng trăm kiểu người và hàng nghìn tính cách khác nhau.

Đồng ý là có sự bức xúc nếu người nhà của mình bị bệnh gặp y, bác sĩ chậm trễ. Tuy nhiên, dù bức xúc thế nào cũng phải có sự kiềm chế, không thể manh động quá đáng, vi phạm pháp luật. Hành hung y, bác sĩ là việc làm đáng lên án. Những người này phải nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa, thay đổi, nếu không sẽ gây hiệu ứng sang các bệnh viện khác”, ĐBQH Phạm Văn Hòa nói thêm.

“Tôi đề nghị xử lý nghiêm minh, đến nơi đến chốn để làm gương, phòng ngừa răn đe cho những nơi khác”, vị Ủy viên ủy ban Pháp luật nhấn mạnh.

Ông cũng bày tỏ băn khoăn, trong bệnh viện có lực lượng bảo vệ, tại sao vẫn để xảy ra việc hành hung nhiều như vậy? Đây cũng là vấn đề liên quan đến quản lý con người tại các bệnh viện. Lực lượng bảo vệ họ ở đâu khi các bác sĩ bị tấn công?

Cho dù có chuyện gì thì bác sĩ cũng là người sẽ cứu chữa cho người bệnh. Bức xúc gây ra hành động phản cảm, không chỉ là những vết thương về thể xác mà còn là vết thương lòng với những người đã chọn nghiệp thầy thuốc.

Là bác sĩ, họ phải phục vụ hàng trăm, hàng ngàn bệnh nhân chứ không riêng một người nào mà muốn mọi thứ tuyệt đối hoàn hảo thì khó.

“Ngoài xử lý vi phạm hành chính cần xử lý theo luật hình sự với những trường hợp nghiêm trọng”, ĐBQH Phạm Văn Hòa đề nghị.

Tuy nhiên, vị ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cũng đề cập, sự bạo lực với nhân viên y tế là đáng lên án, nhưng cần nhìn nhận lại thái độ phục vụ của nhân viên ngành Y tế. Ân cần đối với bệnh nhân là tiêu chí hàng đầu trong đánh giá chất lượng cán bộ ngành Y.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.