Khi thời gian điều chỉnh nguyện vọng (NV) chính thức khép lại cũng là lúc các thí sinh quyết tâm nắm bắt cơ hội trúng tuyển đại học bằng cách đăng ký xét tuyển học bạ. Với phương thức xét tuyển này, thí sinh hoàn toàn có thể thực hiện ước mơ trúng tuyển vào các trường đại học mình mong muốn căn cứ trên kết quả học tập thực tế của bản thân.
Tại các trường đại học uy tín có áp dụng phương thức xét tuyển học bạ những ngày này rất đông thí sinh, phụ huynh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, nhận giấy báo trúng tuyển và làm thủ tục nhập học.
Chia sẻ với chúng tôi, thí sinh Lê Minh Phương đến nộp hồ sơ xét tuyển học bạ tại Trường ĐH Đại Nam cho biết: “Với phương thức xét tuyển học bạ, chúng em có thể linh động hơn trong việc lựa chọn ngành học, trường học mình mong muốn…”
Thực tế cũng cho thấy, phương thức xét tuyển học bạ có nhiều ưu điểm như hồ sơ, thủ tục xét tuyển đơn giản; mức điểm xét tuyển ổn định; thời gian chờ đợi ngắn; cơ hội trúng tuyển cao…
Tại Trường ĐH Đại Nam, mức điểm xét tuyển học bạ dao động từ 18-24 điểm tùy ngành đào tạo (riêng ngành Dược, thí sinh cần đạt học sinh giỏi ở lớp 12); hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm đơn xin xét tuyển (theo mẫu của ĐH Đại Nam), học bạ THPT (bản sao có công chứng), bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản sao có công chứng), các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có), 02 Phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ của người nhận. Trường ĐH Đại Nam nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đến hết ngày 10/8. Theo đó, thí sinh nộp đầy đủ hồ sơ và trúng tuyển trong đợt 1 có thể nhập học ngay từ đầu tháng 8, trước khi biết kết quả xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia (dự kiến trước 9/8/2019).
Khảo sát cho thấy, điểm sàn đại học năm nay chênh lệch không nhiều, chỉ tăng khoảng 0.5 - 1 điểm so với năm 2018. Tuy nhiên, ở một số trường, đặc biệt là đối với những ngành học HOT như: Y, Dược, Điều dưỡng, Du lịch, Quan hệ công chúng và truyền thông, công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật… có điểm sàn và điểm chuẩn biến động rất khó lường.
Bên cạnh đó, năm 2019 lượng thí sinh ở khoảng 17-20 điểm rất lớn nên thí sinh phải cạnh tranh nhau rất khốc liệt để trúng tuyển vào ngành học và trường học mình mong muốn.
Trước sự cạnh tranh và tình hình điểm chuẩn “khó lường”, rất nhiều thí sinh chọn xét tuyển học bạ để gia tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Đăng ký xét tuyển học bạ vào ngành Dược tại Trường ĐH Đại Nam, thí sinh Nguyễn Hải Minh (Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Dù đã đăng ký NV rồi nhưng em không tự tin lắm vì điểm chuẩn ngành Dược luôn ở ngưỡng cao. Do đó, em muốn xét tuyển thêm học bạ để yên tâm hơn…”
Năm 2019, ngoài khối ngành Sức khỏe và Sư phạm có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào riêng do Bộ GD&ĐT quy định thì tất cả các ngành còn lại đều lấy điểm sàn do các trường đại học tự chủ. Thực tế cho thấy, ở nhiều trường đại học, điểm sàn không hẳn là điểm đảm bảo chất lượng tối thiểu mà còn phụ thuộc vào số lượng thí sinh, số lượng NV xét tuyển vào cùng một ngành. Và những thí sinh chỉ vừa đạt điểm sàn hay chênh lệch không nhiều, thậm chí là thấp hơn điểm sàn một chút không có nghĩa là thí sinh không đủ năng lực học đại học, nhất là với hình thức thi trắc nghiệm may – rủi như hiện nay.
Do đó, xét tuyển học bạ được xem là giải phát tối ưu cho những thí sinh có điểm cận sàn. Điểm học bạ mà minh chứng cho sự nỗ lực học tập trong cả năm học và các thí sinh xứng đáng có cơ hội vào đại học bằng chính những nỗ lực của mình.
Thu Hòe