Đối với Y Dược cũng vậy, những năm gần đây Cao đẳng Y Dược đang là xu hướng lựa chọn của nhiều bạn trẻ để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp hiện nay.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lao động “ế việc”?
Theo khảo sát của Bản tin cập nhật thị trường lao động quý II/2017 (Bộ LĐTBXH), cả nước có 1.081.600 lao động trong độ tuổi thất nghiệp. Đáng quan ngại hơn cả là con số thất nghiệp của nhóm trình độ “đại học trở lên” và nhóm thanh niên đều tăng. Cụ thể, số người thất nghiệp có trình độ “đại học trở lên” là 183.100 người, tăng 44.200 người so với quý I/2017.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay đó là “cung không gắn với cầu”. Hàng năm, số lượng sinh viên ra trường ồ ạt nhưng các trường thi nhau mở các ngành tràn lan dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.
Không ít các bạn trẻ mắc sai lầm khi cho rằng các nhà tuyển dụng chỉ quan tâm tới kiến thức chuyên môn, bằng cấp này, chứng chỉ nọ. Thực tế, hiện các doanh nghiệp, công ty (đặc biệt là các công ty nước ngoài) luôn chú trọng đến kỹ năng làm việc, khả năng tổ chức công việc, tư duy trong mọi tình huống và giải quyết nhanh những khó khăn, vướng mắc.
Ông Nguyễn Tiến Lợi, chuyên viên tuyển dụng nhân sự Công ty Cổ phần Đại Phát chia sẻ: “hiện nay, trên thị trường lao động Việt Nam không thiếu việc làm mà nguy hiểm nhất là thiếu người làm được việc”.
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn trường đại học, cao đẳng nhưng không có sự định hướng cho khả năng đầu ra mà chỉ chọn vì nó đang “hot”. Đây là một tư tưởng tiêu cực và có ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gây ra tình trạng thừa, thiếu, bất hợp lý.
Tăng cơ hội việc làm với Cao đẳng Y Dược Hà Nội
Không giống một số ngành mang tính “đỉnh cao nhất thời” như: tài chính – ngân hàng, kế toán, kiểm toán… Y Dược vẫn luôn được đánh giá là ngành mang tính ổn định. Câu nói “nhất Y – nhì Dược” vẫn có giá trị từ xưa đến nay. Bởi hiện nay Y Dược vẫn là ngành còn “khát” nguồn nhân lực, thiếu về cả số lẫn chất lượng. Nhất là khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe lại càng tăng. Đây là cơ hội rất lớn cho những người theo học ngành này.
Nếu Y Dược hệ Đại học đào tạo cử nhân theo hướng chuyên sâu hàn lâm nhằm tạo ra những người “thầy” thì với hệ Cao đẳng, người học lại được đào tạo chuyên sâu về “thực hành” nhằm đáp ứng nhu cầu “thiếu thợ” hiện nay.
Tuy nhiên không phải tất cả các trường Cao đẳng Y Dược hiện nay đều có chương trình đào tạo chuyên sâu về thực hành, kỹ năng. Thực tế không ít những cơ sở đào tạo vẫn đi theo lối mòn, nặng về lý thuyết, trang thiết bị đào tạo không được đảm bảo, sinh viên không có điều kiện thực hành, thực tập.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia y tế và các đơn vị tuyển dụng nguồn nhân lực Y Dược thì hiện nay mô hình đào tạo Bệnh viện – Nhà trường là một mô hình hiện đại, tiên tiến, đảm bảo thời gian thực hành, giúp sinh viên được “cọ xát” với thực tế và có khả năng đảm bảo chất lượng đầu ra cho sinh viên Y Dược hệ Cao đẳng. Tuy nhiên mô hình này lại chỉ có một số ít trường Cao đẳng ở Hà Nội đang áp dụng thành công. Bởi vậy bên cạnh việc lựa chọn ngành, các bạn trẻ cần biết chọn lọc thông tin, tìm đúng trường chất lượng thì mới đảm bảo được việc thành thạo kỹ năng nghề nghiệp và tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Tại Hà Nội có một số cơ sở đang áp dụng rất tốt mô hình đào tạo này đó là Cao đẳng Y tế Hà Nội, Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng Y tế Bạch Mai, Cao đẳng Dược Hà Nội.
Để giải quyết được bài toán thất nghiệp cho sinh viên cao đẳng, đại học nói chung và Y Dược nói riêng thì phải giải quyết được vấn đề chất lượng đào tạo ngay trong nhà trường.
Tuy nhiên trước khi chờ giải pháp từ các cơ quan chức năng, ngành giáo dục, thì các bạn trẻ hãy là người tự “giải cứu” lấy mình. Các bạn cần là người tỉnh táo để luôn nhạy bén trước thời cuộc đồng thời không ngừng học tập, rèn luyện, phát triển kỹ năng, nâng cao tay nghề để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.