Tăng giá điện bất ngờ, ngành Điện có coi thường dân?

Tăng giá điện bất ngờ, ngành Điện có coi thường dân?

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 4, 06/12/2017 18:48

Tăng giá điện bất ngờ qua việc thông báo hôm trước hôm sau tăng giá điện, việc làm này của ngành Điện lực đang khiến người dân bức xúc. Tăng giá điện nhanh chóng như vậy có coi thường dân hay không?

Trả lời câu hỏi này của PV báo Người Đưa Tin, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, kể cả lộ trình tăng giá điện đã có từ trước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì ngành Điện lực cũng không nên thông báo muộn như vậy khiến người dân bức xúc và dễ nghi ngờ nhiều tiêu cực.

Ông Hòa cho rằng, ngành Điện lực sẽ không tự động tăng giá điện nếu không được phê duyệt lộ trình tăng giá từ trước. Kể cả việc thông báo hôm trước, hôm sau tăng giá luôn thì việc tăng giá điện cũng không thể quy kết là sai vì còn nhiều cơ quan hữu trách, không qua mặt tất cả được.

“Nhưng đúng là người dân sẽ giật mình, hụt hẫng với việc thông báo muộn và tăng giá ngay sau khi thông báo chỉ 1 ngày. Nhưng không phải muốn tăng giá điện là tăng mà tăng là phải có phê duyệt từ trước, nếu tự động tăng giá điện sẽ bị kiểm điểm ngay.

Dù vậy, cũng nên thông báo sớm, có thời gian cho người dân chuẩn bị, nhất là các cơ sở sản xuất, họ tốn kém, mệt mỏi về vấn đề tăng giá điện từ lâu”, ĐBQH Phạm Văn Hòa nói.

Xã hội - Tăng giá điện bất ngờ, ngành Điện có coi thường dân?

Bất ngờ tăng giá điện, ngành điện lực có đang coi thường người dân? (Nguồn ảnh minh họa: Internet).

Ông Hòa cũng cho rằng, chưa bàn đến chuyện đúng hay sai nhưng thực hiện tăng giá điện ngay sau khi thông báo một cách cập dập, cách làm như vậy dễ khiến người dân bức xúc.

“Không những bức xúc, việc thông báo rồi áp dụng tăng giá điện ngay quá đột ngột dễ khiến người dân cho rằng mình không được tôn trọng. Cần thông báo sớm, có thời gian dài để người dân chuẩn bị tâm lý. Vì không phải ai cũng có điều kiện cập nhật thông tin liên tục. Chưa kể, việc thông báo rồi tăng giá điện ngay dễ khiến người dân nghi ngại đến nhiều tiêu cực, mờ ám”, ĐBQH Phạm Văn Hòa nhìn nhận.

Còn theo PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng, cho rằng: “Việc tăng giá điện đã rục rịch từ lâu, đưa ra nhiều nguyên nhân cần tăng giá như việc bù lỗ hay là tiết kiệm điện... Thế nhưng, việc tăng giá điện trong thời điểm này đúng ra cần được nghiên cứu và xem xét thêm. Tôi đề nghị nghiên cứu lại cho hợp lý hơn. Người dân còn nhiều điều kiện khó khăn, mức sống chưa cao. Tăng giá điện như vậy ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân”.

Cũng theo bà An, mục tiêu của việc tăng giá điện có thể đã được tính trước, một phần để tiết kiệm điện nhưng cần đặt lại vấn đề trong thời điểm này tăng giá điện như vậy đã thích hợp chưa? Người dùng nhiều hay dùng ít thì cuối cùng vẫn là người dân bị ảnh hưởng.

“Ngành Điện lực nên lắng nghe thêm dư luận, ý kiến người dân để có sự điều chỉnh tăng giá hợp lý. Đây không phải giải pháp tối ưu trong việc tiết kiệm điện. Nếu chẻ ra thì sẽ rất nhiều chuyện và thậm chí là có cả sự tiêu cực”, bà An nêu quan điểm.

Bà An phân tích, với mức giá điện tăng như lần này, nhiều gia đình có người ốm, trẻ con, người già hay các hộ còn khó khăn về kinh tế sẽ ảnh hưởng nhiều hơn. Giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho người dân là cần thiết nhưng phải tìm những giải pháp tối ưu.

“Ngành Điện lực cũng là ngành phục vụ, cố gắng làm thế nào để có sự cạnh tranh lành mạnh và người dân có quyền được lựa chọn thì chắc chắn sẽ không còn tâm trạng bức xúc sau mỗi lần tăng giá điện như thời gian vừa qua”, PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Trước đó, thông tin giá điện tăng 6,08% từ ngày 1/12 đã được bộ Công Thương thông báo vào chiều muộn ngày 30/11. Việc công bố và tăng giá điện bất ngờ như vậy đã khiến không chỉ người dân mà cả các chuyên gia cũng ngỡ ngàng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.