Theo đó, bộ Tài chính đã lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường, trong đó mặt hàng xăng dự kiến sẽ chịu thuế bảo vệ môi trường tối đa là 8.000 đồng/lít. Mức thấp nhất trong khung thuế mới này là 4.000 đồng/lít, ngang bằng mức trần của khung thuế bảo vệ môi trường hiện hành. Dầu diezel cũng dự kiến tăng lên 1.500-4.000 đồng/lít, gấp 2-3 lần khung thuế hiện hành (dầu diezel từ 500-2.000 đồng/lít).
Lần dự kiến điều chỉnh giá xăng dầu lần này do bộ Tài chính đề xuất là lần tăng cao nhất so với những lần điều chỉnh trước đó (Năm 2010 là 1.000 đồng/lít, 2015 là 3.000 đồng/lít và 2017 là 8.000 đồng/lít).
Lần điều chỉnh này, trong báo cáo, bộ Tài chính cho rằng đây là trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu để phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ “. Cũng trong báo cáo đánh giá tác động của đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường xăng dầu của bộ Tài chính nêu rằng, theo quy định hiện hành thì mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đã bằng hoặc gần bằng mức trần trong khung thuế.
Dự kiến, lộ trình của dự án Luật sửa đổi sẽ trong tháng 4, bộ Tài chính sẽ tiến hành lấy ý kiến cả các đơn vị, tổ chức, cá nhân về dự án Luật. Trong tháng 5 sẽ xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và trình Chính phủ dự án luật, để Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 6.
Dự kiến, dự án Luật sẽ được gửi tới Ủy ban Tài chính, ngân sách Quốc hội để thẩm tra và được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 8. Dự án Luật sẽ đươc gửi tới các đại biểu Quốc hội sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra ý kiến. Luật sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 10.
Như vậy theo đúng lộ trình, có thể tới tháng 10, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu sẽ có khung mới. Mức cao nhất sẽ lên đến 8.000 đồng/lít, cao gấp đôi so với mức 3.000 đồng/lít như hiện nay.
Trước mức thuế môi trường áp dụng cho mặt hàng xăng dầu như hiện nay, vẫn còn lo ngại cho rằng việc dự thảo tăng thuế bảo vệ môi trường lên mức giá mới sẽ gây khó khăn tác động liên hoàn đến nền kinh tế, lạm phát, ảnh hướng đến sự cạnh tranh quốc gia.
Bên cạnh đó cũng có nhiều lo ngại của người dân về việc nếu mỗi lít xăng lại "cõng" thêm thuế, lên mức 3.000-8.000 đồng như dự kiến của bộ Tài chính, liệu có làm cho môi trường xanh sạch đẹp lên hay không.
Thực tế, dù nhiều năm nay thuế môi trường tăng nhưng mức độ ô nhiễm môi trường vẫn tăng. Chỉ đơn cử, ở Việt Nam hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, có hơn 45 triệu môtô, xe máy các loại (tương đương cứ 2 người dân có một xe máy), mỗi tháng sử dụng trung bình 400.000 đồng tiền xăng dành cho đi lại.
Việc tăng giá thuế môi trường cho mặt hàng xăng dầu, mỗi tháng Nhà nước sẽ thu được nhiều tỷ đồng. Số tiền này sẽ được sử dụng như thế nào? Lượng khí thải do số xe máy này tạo ra, việc đánh giá mức độ và khắc phục như thế nào đối với môi trường?
Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, việc tăng giá mức thuế môi trường đối mặt hàng xăng dầu tuy thuộc vào những phân tích của bộ Tài chính, bên cạnh đó cần xem xét lại đồng bộ việc áp thuế có tác động đến nền kinh tế ra sao. Bên cạnh đó, việc áp dụng đồng thời thuế tiêu thụ đặc biệt và phí môi trường như thế có hợp lý hay không khi thực chất thuế tiêu thụ đặc biệt đã bao gồm cả phí môi trường.
Trong thông báo mới nhất, Tập đoàn Xăng đầu Việt Nam (Petrolimex) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý về dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, Petrolimex tán thành chủ trương sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường của bộ Tài chính.
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong văn bản góp ý với bộ Tài chính về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường, đơn vị này cho rằng, tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng cũng khó đảm bảo bù hụt thu ngân sách, ngược lại sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ nước ngoài.
Trần Phương